Saturday, May 23, 2015

NHỮNG THAY ĐỔI GẦN ĐÂY TRONG ĐIỀU TRỊ UNG THƯ BUỒNG TRỨNG - Kỳ 1: Kết hợp hóa trị và chống sinh mạch






Cuộc họp của Hội Ung Thư Phụ Khoa Quốc Tế lần thứ 15 diễn ra tại Úc vào ngày 8/11/2014 với một số thông tin mới.
Về ung thư buồng trứng, một trong những "điểm nhấn" là vai trò của thuốc chống sinh mạch và thuốc kháng PARP trong điều trị ung thư buồng trứng kháng hoá trị tiếp tục được nghiên cứu.
Vấn đề thuốc ức chế PARP có liên quan đến BRCA rất phức tạp, khó hiểu, sẽ được bàn đến sau. Vấn đế thuốc chống sinh mạch đã được đề cập từ trước 2010 và nay nổi trội hơn với nhiều nghiên cứu. Để hiểu rõ các nghiên cứu này ta quay về với những khái niệm cơ bản.\


1. Ung thư buồng trứng được điều trị bằng phẫu thuật trước, sau đó hoá trị sau mổ. Dựa theo diễn tiến của bệnh sau khi điều trị mà người ta chia làm 3 mức độ.


Platinum-refractory disease -         "Trơ" với platinum: bướu tiến triển trong lúc hoá trị
Platinum-resistant disease -             Kháng với platinum: bướu tái phát ít hơn  6 tháng sau hoá trị
Platinum-sensitive disease-              Nhạy với platinum: bướu tát phát hơn 6 tháng sau hoá trị.
Tại sao lại có sự phân chia như vậy. Xem thêm bài   Kháng thuốc nhóm platin trong ung thư buồng trứng  

2. Ung thư buồng trứng đã nhạy với platinum tái phát, nên hoá trị trước hay phẫu thuật trước ?
Đã có 3 nghiên cứu lớn là DESKTOP III, GOG 213, and SOCcerR cho thấy ích lợi của phẫu thuật lần 2 trước rồi mới hoá trị (tất nhiên là sử dụng phác  đồ cũ có platinum).
Gần đây nhất là nghiên cứu CALYPSO cho biết nếu phẫu thuật lần hai rồi Hóa trị sẽ:
- Tăng PFS thêm 7,4 tháng (18.2 vs 10.8 months) 
- Tăng OS thêm 20,2 tháng (49.9 vs 29.7 months).
3. Ung thư buồng trứng phát không nhạy platinum xử trí ra sao ?
Các  nghiên cứu ở tầm cỡ nhỏ cho thấy, phẫu thuật lần 2 hiếm khi  cải thiện sống còn; hóa trị cho kết quả cũng rất kém thời gian duy trì đáp ứng (median response duration) 3-4 tháng, sống còn trung bình dưới 1 năm. Hóa trị kết hợp và hóa trị đơn dược cho kết quả ngang nhau.
Do kết quả bi đát này mà những điếu cần lưu ý trong điều trị ở những bn này là:
- Chăm sóc nâng đỡ
- Kết hợp thêm thuốc chống sinh mạch để giảm bớt hiện tượng kháng thuốc. Kết quả trong hơn 5 năm qua cho thấy đã có kết quả khả quan trong việc kéo dài thêm sống còn.

4. Cơ chế thuốc chống sinh mạch (Xem lại bài)
5. Kết hợp thuốc chống sinh mạch với hóa trị để chống lại kháng thuốc, điểm lại các nghiên cứu
Tháng 11 năm 2014 FDA Hoa Kỳ phê chuẩn cho thuốc bevacizumab (Avastin) của Roche để kết hợp với hóa trị. Hóa trị được lựa chọn là:
        pegylated liposomal doxorubicin, 
        weekly topotecan, 
        weekly paclitaxel
Phê chuẩn này dựa trên nghiên cứu AURELIA
Nghiên cứu AURELIA nghiên cứu ngẫu nhiên, đa quốc gia gồm 2 nhánh:
     - HT / bevacizumab
     - HT.
Kết quả:
PFS 6.7 vs 3.4 tháng ưu thế nghiêng về nhánh kết hợp
Phân tích chi thiết các nhóm nhỏ cho thấy kết hợp paclitaxel với bevacizumab cho kết quả tốt nhất, tăng PFS thêm 5,7 tháng (6.7 vs 3.4 months) và tăng OS thêm 9,2 tháng (22.4 vs 13.2 months).


Cũng cần phải nhắc lại là không chỉ có nghiên cứu AURELIA, chúng ta còn có các nghiên cứu khác như:

OCEANS (bn nhạy platinum)














BEVACIZUMAB/GEMCITABINE/CARBOPLATIN SO VỚI  
PLACEBO/GEMCITABINE/CARBOPLATIN
--------------------------------------------------------------------------------------------

ICON 6
Nghiên cứu với thuốc chống sinh mạch cerdiranib

TRINOVA-1 
Thuốc chống sinh mạch trebananib

Các nghiên cứu này đều cho kết quả khả quan về phía nhánh có thuốc chống sinh mạch.


No comments: