Sunday, November 19, 2017

Alectinib (Alecensa) Đã Được FDA Phê Chuẩn Để Điều Trị Bước 1 Ung Thư Phổi Không Tế Bào Nhỏ

Ngày 6 tháng 11 năm 2017, FDA Hoa Kỳ đã phê chuẩn cho thuốc alectinib (Alecensa) của Genetech (Roche) cho chỉ định điều trị bước 1 ung thư phổi không tế bào nhỏ giai đoạn di căn, có ALK+. Phê chuẩn này dựa trên nghiên cứu pha III ALEX đã được trình bày tại ASCO 2017 tháng 6/2017 tại Chicago mà blog này đã nói đến.  
Nghiên cứu  gồm 303 bệnh nhân ALK+ chia 2 nhánh nhằm so sánh crizotinib và alectinib trong điều trị ung thư phổi không tế bào nhỏ . Kết quả ra sao?
- PFS của alectinib là 25,7 tháng so với với crizotinib là 10,4 tháng! Hơn đến 15 tháng. 
Và so với crizotinib, alectinib cải thiện PFS 47% (hazard ratio [HR], 0.53; 95% CI, 0.38-0.73; P <.0001).

Sunday, November 5, 2017

Keytruda (pembrolizumab) tiếp tục được cập nhật tại hội thảo WCLC qua nghiên cứu Keynote 024




Cách đây 1 năm, Keytruda gây chấn động với nghiên cứu Keynote 024 tại EMO 2016, blog này đã có bàn tới qua bài
Pembrolizumab (Keytruda) gây chấn động tại ESMO 2016.


Saturday, September 30, 2017

Ung Thư Gan



(BS Nguyễn Tuấn Khôi, đã đăng báo Thuốc và Sức Khoẻ, bút danh BS Nguyên Duy)
 
Ung thư gan cùng với ung thư phổi là hai loại ung thư thường gặp nhất ở Việt Nam. Gan là một cơ quan lớn nhất trong cơ thể. Nằm mạn sườn phải, trong bụng, gan giúp cơ thể thải những chất độc từ máu, tạo ra mật để tiêu hoá thức ăn, dự trữ đường cho cơ thể.(H1)
Có hai loại ung thư gan: ung thư tế bào gan và ung thư của các ống dẫn mật trong gan. Ung thư tế bào gan thường gặp hơn ung thư ống dẫn mật trong gan, bài này sẽ  bàn về ung thư tế bào gan.

Sunday, September 10, 2017

ESMO 2017 Osimertinib (Tagrisso) Đã Vượt Qua Các Thuốc TKIs Khác


Như đã dự đoán cách đây 1 tháng, chiến thắng của Osimertinib (Tagrisso) trước các TKIs khác sẽ được công bố tại ESMO 2017. Hôm qua, 9 tháng 9 năm 2017, tại Madrid Tây Ban Nha, Suresh S. Ramalingam, MD đã cho biết thuốc này đã tăng gấp đôi thời gian sống không không bệnh tiến triển. 
Kết quả này có được là nhờ ở nghiên cứu FLAURA. 

Friday, August 4, 2017

ĐIỀU TRỊ UNG THƯ PHỔI KHÔNG TẾ BÀO NHỎ, TAGRISSO CÓ PHẢI LÀ NHÀ VÔ ĐỊCH??






Cách đây 6 ngày, Astra Zeneca thông báo trong cuộc họp báo rằng một sản phẩm mới có tên Tagrisso (osimertinib) đã chiến thắng (PFS hơn hẳn) cả hai đối thủ đáng gờm là Iressa và Tarceva qua nghiên cứu FLAURA.


Thông tin rất lý thú này sẽ hứa hẹn thay đổi thực hành y khoa trong thời gian rất gần. Sean Bohen, MD, PhD, AstraZeneca’s chief medical officer cho biết rằng hãng của ông (Astra Zeneca đang nộp hồ sơ lên những cơ quan có chức trách để phê duyệt). Kết quả cụ thể chúng ta chưa được biết nhưng tạm thời chúng ta có thể biết được nghiên cứu này được thiết kế ra sao.










Friday, July 14, 2017

Ung Thư Máu Ở Trẻ Em





BS Nguyễn Tuấn Khôi, đã đăng Báo Thuốc và sức Khoẻ Tháng 6/2017 bút danh BS Nguyên Duy

Bệnh ung thư máu có nhiều tên gọi khác nhau: bệnh bạch cầu, ung thư bạch cầu. Hồi tôi học y khoa, các ông thầy học y khoa thời Pháp thường gọi bệnh này là lơ xê mi theo tiếng Pháp là leucémie. Nay cũng còn nhiều bác sĩ dùng từ này. Ung thư máu gây ra do các tế bào bạch cầu hoá thành tế bào ung thư. Trong máu có 3 loại tế bào: bạch cầu, hồng cầu, tiểu cầu. Hồng cầu, tiểu cầu rất ít khi nào hoá thành tế bào ung thư nên khi nói ung thư máu là nói đến ung thư bạch cầu. 

Sunday, July 9, 2017

ASCO 2017, Ung Thư Phổi Có Gì Mới ?


ASCO, hội thảo ung thư hàng năm của Mỹ nhưng lại có sức mạnh ảnh hưởng đến thực hành y khoa trên toàn thế giới. Hôi thảo năm nay, như thường lệ diễn ra tại Chicago với hơn 50 ngàn người tham dự.
- ASCO 2017 có gì mới ?
Bạn đồng nghiệp có hỏi tôi câu này và tôi trả lời cho vui là: 
- Mới nhất của mấy chục năm qua của ASCO là lần đầu tiên có sự tham dự chủa BS Khôi từ Việt Nam !!!. Nghe thật sốc.
Chưa hết, tôi còn khoe với mọi người là nhiều BS Mỹ còn phải học ở tôi !!
- Học gì ? 
- Học tiếng Việt !!!
Nói vậy thôi chứ BS Mỹ đâu thèm học tiếng Việt Nam. Chỉ có tôi sang Mỹ để đi học ở họ. Nền y học của phương Tây thật vĩ đại.
Đây là lần đầu tiên tôi được tham dự ASCO, hội thảo quá lớn, tuy được nghe nhiều đồng nghiệp ở VN kể từ trước nhưng tôi vẫn bất ngờ. Năm nay do được tham dự nên tôi sẽ tổng kết hội thảo này sớm. Không đợi đến cuối năm như thường lệ.
Những điều mới trong ASCO 2017 :

Sunday, April 30, 2017

FDA Hoa Kỳ đã phê chuẩn cho thuốc brigatinib (Alunbrig) để điều trị ung thư phổi

Cách đây ba ngày (FDA) Hoa Kỳ đã phê chuẩn cho thuốc brigatinib (Alunbrig) của hãng dược phẩmTakeda / Ariad để điều trị cho những bệnh nhân ung thư phổi tế bào không nhỏ di căn có ALK + và đã từng điều trị bước 1 bằng thuốc (Xalkori, Pfizer) nhưng không đáp ứng hoặc không dung nạp.






Saturday, April 22, 2017

Từ cơ chế tác động của Alimta (pemetrexed) suy ra cơ chế của các thuốc hoá trị ung thư khác

Cơ chế của các thuốc hoá trị ung thư rất khó hiểu. Làm bác sĩ nội khoa ung thư lâu năm tôi chỉ rút ra một điều là Cơ chế của các thuốc hoá trị ung thư rất khó hiểu!!!
Nói cho vui chứ tuy khó hiểu nhưng cũng phải ráng bỏ thì giờ ra để hiểu bằng được. Mất bao nhiêu thì giờ để hiểu được cơ chế hoá trị? 
Mấy phút? 
- Không
Mấy ngày?
- Không
Mấy tháng?
- Không
Mấy năm
Đúng vậy. May mà không đến mấy thế kỷ!!!


Sunday, April 16, 2017

U nguyên bào võng mạc (Retinoblastoma)



Bài của BS Nguyễn Tuấn Khôi đã đăng Báo Thuốc và Sức Khoẻ 15/2/2017 bút danh BS Nguyên Duy
U nguyên bào võng mạc (Retinoblastoma) là bệnh ung thư của võng mạc. Võng mạc nằm ở phía sau của nhãn cầu, là một lớp mỏng gồm các tế bào thần kinh có khả năng tiếp nhận ánh sáng và hình ảnh để truyền tín hiệu đến não nhờ dây thần kinh thị giác, nhờ vậy chúng ta có thể nhìn được.

Bệnh này đa phần xảy ra ở trẻ em dưới 2 tuổi, có thể xảy ra ở cả hai mắt khiến trẻ bị mù loà suốt đời. Bệnh có ảnh hưởng đến thị lực lúc mới bị nhưng vì trẻ còn quá nhỏ nên cha mẹ không thể phát hiện được. 



Monday, April 3, 2017

Tổng kết ung thư phổi năm 2016 với 6 chủ đề nổi bật - Kỳ 3

Cuộc trao đổi giữa Suresh Ramalingam, MD; với Ramaswamy Govindan, MD về  ALK và các mục tiêu phân tử khác có tiến triển gì không.


Sunday, March 26, 2017

Tổng kết ung thư phổi năm 2016 với 6 chủ đề nổi bật - Kỳ 2


Drs Garon and Ramalingam bàn về các Checkpoint Inhibitors trong điều trị ung thư phổi bước 1
Ngoài pembrolizumab đã được phê chuẩn trong điều trị bước 1

Pembrolizumab (Keytruda) gây chấn động tại ESMO 2016

, còn nhiều thuốc khác cũng đang được nghiên cứu. Ramalingam đã yêu cầu Garon điểm qua các nghiên cứu triển vọng trong bước 1. Mở đầu là nghiên cứu CheckMate012.


Saturday, March 18, 2017

Ung Thư Cổ Tử Cung, Bệnh Ung Thư Thường Gặp Của Phụ Nữ Việt Nam



Bài của BS Nguyễn Tuán Khôi đã đăng Báo Thuốc và 3/2017, bút danh BS Nguyên Duy



Ung thư cổ tử cung là loại ung thư thường gặp  ở phụ nữ Việt Nam. Chúng ta hoàn toàn có thể phát hiện loại ung thư này từ khi chúng mới xuất hiện, chưa có triệu chứng,  thậm chí có thể phòng ngừa căn bệnh này nữa. Tuy nhiên, do thiếu hiểu biết nên căn bệnh này vẫn là mối đe doạ cho phụ nữ Việt Nam.

Cổ tử cung là gì ?

Nhiều người hay lầm tử cung với âm hộ. Âm hộ là cơ quan sinh dục bên ngoài của nữ giới, chúng ta có thể thấy được âm hộ. Tử cung là cơ quan sinh dục bên trong của nữ giới, chúng ta không thể thấy được tử cung vì tử cung nằm trong ổ bụng, ở phía dưới rốn. Cổ tử cung là một phần của tử cung, tiếp giáp với âm đạo và thông thương ra ngoài. (Hình 1)

Friday, February 17, 2017

Đau Của Bệnh Nhân Ung Thư

Bài viết đã đăng báo Thuốc và Sức Khoẻ, bút danh BS Nguyên Duy

Bà X hết sức ngạc nhiên khi được bác sĩ thông báo rằng bà bị ung thư ở giai đoạn khá nặng.
-          Tôi không thể bị ung thư được-  Bà nói- Tôi không hề đau một chút nào mà! Tôi biết rất nhiều người bị ung thư, họ đau dữ dội lắm, phải tiêm morphin mà cũng không hết đau.
Đúng vậy, ung thư ở giai đoạn cuối đa số rất đau nhưng có một số bệnh nhân, một số loại ung thư hoàn toàn không đau. Ung thư còn hiểm ác ở chỗ chúng hoàn toàn không gây đau ở giai đoạn sớm.

Tuỳ vào vị  trí khối u mà tính chất có khác nhau.

1.       Ung thư đại tràng: khối u lớn lên làm tắc ruột, ruột phải tăng co thắt để đẩy phân xuống nhưng không đẩy được khiến đau bụng dữ dội, từng cơn theo nhịp co thắt của ruột.
2.       Ung thư gan: khi khối u quá lớn mới làm căng bao gan gây đau.
3.       Ung thư não: khối u lớn gây tăng áp lực nội sọ khiến nhức đầu kèm theo ói, có khi còn kèm theo dấu hiệu thần kinh như liệt nửa người hoặc thay đổi tính tình, tri giác.
4.       Ung thư bao tử cũng giống ung thư đai tràng, gây tắc nghẽn sự lưu thông chủ thức ăn từ bao tử xuống ruột, gọi là hẹp môn vị. Đau bụng từng cơn theo nhịp co thắt của bao tử, kèm them ói ra thức ăn đã ăn từ mấy ngày hôm trước.
Đa số khối u gây đau là do khối u lớn lên gây chèn ép vào những dây thần kinh lớn như khối u ở phổi xâm lấn thành ngực, nơi có thần kinh liên sườn gây đau theo một vùng ở thành ngực. Hạch cổ chèn vào các bó dây thần kinh ở cổ..

Sunday, February 5, 2017

Tổng kết ung thư phổi năm 2016 với 6 chủ đề nổi bật - Kỳ 1

Sáu chủ đề nổi bật về ung thư phổi được 5 chuyên gia "thượng thặng" đánh giá và bàn luận cho ta có một kiến thức sâu và cập nhật trong một hội thảo diễn ra tại Vienna, Áo.
1. Drs Scagliotti và Ramalingam bàn về các biomarker trong ung thư phổi
2 Drs Mok và Ramalingam bàn về các EGFR TKIs
3. Drs Garon và Ramalingam bàn về các Checkpoint Inhibitors trong điều trị ung thư phổi bước 1
4. Drs Rizvi and Ramalingambàn về Checkpoint Inhibitors trong ung thư phổi tế bào nhỏ và ung thư màng phổi
5. Drs Govindan and Ramalingam bàn về ALK và các mục tiêu khác
6. Drs Scagliotti and Ramalingam bàn về thể dịch sinh thiết

Chủ đề 1 khá phức tạp và chưa có ứng dụng thực tế, hiện các phòng xét nghiệm phải giải quyết các thông tin khổng lồ về các dữ liệu đột biến gene.
Chủ đề 2 bàn về các EGFR TKIs khá lý thú 

Cập nhật về điều trị miễn dịch với vai trò của các immunocheckpoint inhibitor

Các immunocheckpoint inhibitors đã được thử nghiệm ở hầu hết các loại ung thư từ bướu đặc: ung thư phổi, melanoma, ung thư vú, bao tử .. cho đến ung thư hạch: lymphoma...
Hiện nay các thành tựu của các thuốc này tới đâu, thành công ở những loại bệnh lý nào. Bài này cố gắng cập nhật và tổng kết để có cái nhìn chung.

Thursday, January 12, 2017

CHÚNG TA CÓ THỂ PHÒNG NGỪA VÀ PHÁT HIỆN SỚM UNG THƯ HAY KHÔNG?



 Bài của BS Nguyễn Tuán Khôi đã đăng Báo Thuốc và Sức Khoẻ Xuân 2017, bút danh BS Nguyên Duy


Hầu hết các trường hợp ung thư đều được chẩn đoán ở giai đoạn trễ. Làm bác sĩ chuyên khoa ung thư trong nhiều năm, tôi đã phải làm một việc mà cho đến giờ tôi vẫn thấy rất khó khăn đó là phải thông báo cho bệnh nhân về bệnh tình của họ. Lần nào cũng vậy, họ rất ngạc nhiên: “Tôi thấy trong người hơi khác chỉ mới vài tuần nay thôi, bác sĩ có xem kỹ cho tôi chưa,  sao lại giai đoạn trễ được, thật không thể tin được …”

Ung thư là một căn bệnh rất hiểm ác, hiểm ác ở chỗ chỉ gây nên triệu chứng để bệnh nhân nhận biết khi ở giai đoạn rất trễ.

Một số người hay “khoe” với tôi là họ vừa đi tầm soát ung thư ở nơi này, nơi khác, tôi xem lại thì thấy đôi khi là những những phiếu thử máu với vài yếu tố có liên quan đến ung thư như: AFP, CA 125, CEA..

Có khi là X quang phổi, siêu âm bụng. Nhìn chung thì có vẻ việc tầm soát, ngăn ngừa ung thư có vẻ  không toàn diện lắm.

Vậy có cách nào phát hiện sớm thư hay không?

Xin trả lời ngay là Có ! Chúng ta không những có thể phát hiện sớm ung thư mà chúng ta còn có thể phòng ngừa chúng nữa. Chúng ta cần làm 6 điều như sau