Tuesday, August 25, 2015

XEM LẠI BỆNH ÁN CŨ ĐIỀU TRỊ BƯỚC HAI VỚI EGFR TKI

Vào tháng 3 năm 2013 tôi có trình bày một bệnh án về điều trị ung thư phổi không tế bào nhỏ giai đoạn di căn ở bước 2 (sau khi thất bại ở hóa trị bước 1). Xem bài BỆNH ÁN UNG THƯ PHỔI TKI BƯỚC 2.  Đến nay đã 2 năm rưỡi nên  xem lại xem có gì thay đổi 
 hay không?








Thứ nhất: 
Ở vào thời điểm 2013, điều trị bước 2 có 4 lựa chọn được xem là tương đương nhau
1. Taxotere
2. Alimta
3. Iressa
4. Tarceva
Cho nên lựa chọn thuốc nào trong 4 thuốc trên là do bác sĩ cân nhắc theo từng bệnh nhân với thuốc được lựa chọn. Hai EGFR TKI là Tarceva và Iressa có thuận lợi là ít tác dụng phụ và cách điều trị đơn giản (chỉ cần uống 1 viên thuốc mỗi ngày). Tuy nhiên lại đắt tiền.



Thứ hai:
Đến thời điểm hiện nay (8/2015) ta đã có thêm 2 lựa chọn mới nên có thể ghi lại như sau:
1. Taxotere
2. Alimta
3. Iressa
4. Tarceva
5. Taxotere/ramucirumab (Cyramza)
6. Nivolumab (cho carcinoma gai)

Thứ ba:
Sự xuất hiện hai lựa chọn mới ở trên (5) và (6) còn được biết tới như  sự hạ bệ vai trò của Taxotere.
Thật vậy,
Phối hợp Taxotere với Cyramza sẽ "hay hơn" là chỉ dùng một mình Taxotere, đó là kết luận của nghiên cứu Ravel mà trang blog này có đề cập hồi tháng 11 năm 2014 trong mục số 4 bài
Đến đây chắc có người sẽ thắc mắc là ramucirumab (Cyramza) là thuốc gì. Trang blog này cũng đã có bàn đến trong bài CHỐNG SINH MẠCH ĐỂ ĐIỀU TRỊ UNG THƯ
Nivolumab cũng chứng tỏ hơn hẳn Taxotere qua nghiên cứu Checkmate017 mới vừa được công bố tại ASCO2015, trang blog này cũng đã đề cập đến trong bài  FDA PHÊ CHUẨN NIVOLUMAB ĐỂ ĐIỀU TRỊ UNG THƯ PHỔI  vào tháng 3 năm 2015 (trước ASCO2015 3 THÁNG!)




Thứ tư: 
Như vậy thực tế điều trị ở VN hiện nay ta chỉ có 4 lựa chọn đầu, còn hai lựa chọn sau thì chưa có. Tuy vậy nếu xem kỹ về hai lựa chọn sau  ta sẽ thấy một điều là mặc dù có ưu thế hơn Taxotere nhưng ưu thế này không lớn lắm và chi phí lại quá cao.
 Phối hợp Taxotere/ramucirumab (Cyramza) có giá là 7 000USD/tháng và làm tăng OS chỉ có 1,4 tháng
 Nivolumab thì khá hơn, làm tăng PFS 9,2 tháng so với Taxotere 6 tháng. Chi phí 10 000USD/tháng.
Cho nên, hai lựa chọn sau không có giá trị thực tế điều trị ung thư .

Thứ năm
Sinh thiết lại khối bướu chỉ dành cho các nghiên cứu về kháng EGFR thứ phát mà thôi. Không được khuyến cáo cho các trường hợp hóa trị bước 1 thất bại.

Thứ sáu
Sau khi hóa trị bước 1 thất bại, điều trị EGFR TKI sau đó không cần thử đột biến EGFR. Tại sao? Xin xem bài  VÌ SAO KHÔNG XÉT NGHIỆM ĐỘT BIẾN EGFR TRONG ĐIỀU TRỊ UNG THƯ PHỔI BƯỚC 2 ?



8 comments:

Unknown said...

em có đọc 1 số bài viết trên các diễn đàn thì thấy rằng có 1 số bệnh nhân người nước ngoài dùng tarceva được khoảng 1 năm thì bác sĩ cho họ thay đổi cách dùng,thay vì mỗi ngày 1 viên như trước thì h chuyển sang cách nhật 1 ngày nghỉ,1 ngày tiếp dùng 1 viên tarceva 150mg..họ cho biết làm vậy để kéo dài hơn thời gian bị kháng thuốc!!!..liệu đó có phải phác đồ chuẩn hay chỉ là cách làm riêng của 1 số bác sĩ?
Ngoài ra việc dùng thuốc đích,đang dùng liên tục mà tự dưng nghỉ 3,4 ngày ko uống,rồi lại tiếp tục dùng thì có quá nguy hiểm theo nghĩa cho các tế bào K thời gian trống để bùng phát?mong bác sĩ khuyến cáo!
Em tham gia diễn đàn và thấy rằng tuyệt đại đa số các bệnh nhân K phổi dùng tarceva đều đang sống khỏe mạnh hơn 2 năm kể từ ngày dùng thuốc,có những bệnh nhân dùng thuốc ở năm thứ 6,thứ 7...đặc biệt có bệnh nhân đang dùng ở năm thứ 10!..điều vượt trội này có thể có câu trả lời được ko ạ?nếu lý do là tùy cơ địa từng bệnh nhân thì thiết nghĩ sao ko lây luôn những bệnh nhân đó để theo dõi và nghiên cứu nhằm tìm ra câu trả lời cho việc ko bị kháng thuốc 1 thời gian dài như vậy?

Nguyễn Tuấn Khôi said...

- Tôi có xem một diễn đàn cập nhật điều trị ung thư phổi bằng EGFR TKI sau ASCO2015 có 5 chuyên gia uy tín thế giới. Thảo luận gồm 5 phần, trong đó có 1 phần bàn về kháng thuốc nhưng không có bàn về phương pháp điều trị cách ngày như bạn nêu. Cho nên tôi nghĩ đây chỉ là ý kiến cá nhân.
- Trong số các bệnh nhân điều trị bằng TKI của tôi, cũng có người dừng thuốc vài ngày (do quên, do nhà xa chưa đến BV kịp để lấy thuốc thêm) nhưng không xảy ra chuyện gì cả. Tuy nhiên đây cũng là quan sát riêng của tôi, không thể xem là khuyến cáo được.
- Những bệnh nhân tham gia vào diễn đàn mà bạn mô tả là những người may mắn được sống lâu hơn người khác. Số bệnh nhân may mắn này rất ít. Một trong những diều may mắn cho họ là họ chưa bị kháng thuốc. Chưa bị kháng thuốc là do các tế bào ung thư của họ không có những đột biến gen gây kháng thuốc như T790M chẳng hạn. Và có thể còn có những bí ẩn khác còn đang được nghiên cứu. Vấn đề này bạn đã suy nghĩ đến tôi thấy rất hay. Tôi chưa biết là các nhà nghiên cứu ở nước ngoài có làm theo cách của bạn nghĩ hay không (tức là tách riêng những bệnh nhân sống quá lâu sau điều trị TKI xem có đặc điểm gì nổi bật hay không). Giả sử là họ có làm theo hướng của bạn đề ra thì chắc chắn là chưa có câu trả lời dâu vì các phát hiện mới đều được bba1o cáo trên các tạp chí mà tôi đang theo dõi

Boss đỏ said...

Cháu chào bác sỹ!
Bác sỹ cho cháu hỏi: Bố cháu được chẩn đoán UT phổi giai đoạn 3B chỉ định hóa trị nhưng vì nhiều lí do bố cháu không muốn thực hiện hóa trị. Cháu muốn hỏi bác sỹ là Bố cháu có thể điều trị bằng thuốc điều trị đích được không ạ (dù ko xét nghiệm đột biến) và sử dụng thuốc chống sinh mạch được không ạ?
Bác sỹ có thể cho cháu biết chi phí điều trị đích và thuốc chống sinh mạch được không ạ?

Cháu cám ơn bác sỹ!

Nguyễn Tuấn Khôi said...

- Nếu bố của bạn có dạng mô học là carcinoma tuyến, xác suất đột biến EGFR là 50%, tỉ lệ đáp ứng cho những trường hợp có đột biến là 70%. Như vậy tỉ lệ đáp ứng của ba bạn khi điều trị bằng thuốc nhắm trúng đích là 50% X 70% = 35%
- Nếu bố của bạn có mô học là carcinoma tế bào gai thì tỉ lệ đáp ứng rất thấp (<10%), không nên sử dụng
Thuốc chống sinh mạch có vai trò rất nhỏ trong ung thư phổi và chỉ có hiệu quả khi dùng kết hợp với hóa trị mà thôi chứ không dùng đơn dộc và chỉ có chỉ định
trong trường hợp carcinoma tế bào tuyến,. Nếu bố của bạn có mô học là carcinoma tế bào gai thì không được dùng vì sẽ gây xuất huyết rất nguy hiểm.
Tóm lại, cần phải biết bố của bạn có mô học là gai hay tuyến. '
Nếu gai: không sử dụng thuốc nhắm trúng đích và chống sinh mạch
Nếu tuyến: có thể sử dụng thuốc nhắm trúng đích với một hy vọng có đáp ứng thấp : 35%. Không nên sử dụng thuốc chống sinh mạch

Boss đỏ said...

Cháu cám ơn Bác sỹ ạ!
Cháu đã thuyết phục được bố nên thực hiện hóa trị để điều trị bệnh. Tuy nhiên, cháu đang còn phân vân 1 chút vì các lí do sau ạ:
1. Tình hình sức khỏe của bố em hiện nay tốt --> chất lượng cuộc sống tốt nhưng không biết duy trì được bao lâu.
2. Hóa trị giai đoạn này có thể chỉ nhằm mục đích kéo dài thời gian sống (có thể 6-8 tháng), trong thời gian hóa trị lại chịu tác dụng của thuốc--> chất lượng cuộc sống giảm.
Cháu đang so sánh giữa mục 1 và 2 phía trên. Cháu nhờ Bác sỹ cho lời khuyên ạ.
Sáng thứ 2 tới đây, cháu đưa bố cháu lên khám tại BV Ung Bướu TPHCM, cháu đã đọc quy trình khám bệnh trên trang web của Bệnh viện rồi ạ. Bác sỹ có thể cho cháu biết các chỉ định xét nghiệp, chẩn đoán hình ảnh,...cần thiết đối với bố cháu để đưa ra kết luận và phác đồ điều trị được không ạ?
Cháu cám ơn Bác sỹ nhiều.
Chúc Bác sỹ cuối tuần nhiều niềm vui.

Nguyễn Tuấn Khôi said...

Một bệnh nhân ung thư phổi ở giai đoạn IIB hay IV nên hóa trị hay không ? Câu hỏi này đã được y khoa trả lời bằng các nghiên cứu ở trên 1000 bệnh nhân. Kết quả: nên hóa trị. Bạn có thể xem thêm về lý do nê hóa trị trong bài http://nguyentuankhoi.blogspot.com/2014/11/benh-hoa-tri-ung-thu-phoi.html

Boss đỏ said...

Cháu chào Bác sỹ.
Cháu cám ơn Bác sỹ đã tư vấn.

Bác cho cháu hỏi, trường hợp của bố cháu có thể tiến hành xét nghiệm đột biến gen và điều trị bằng thuốc đích (nếu có đột biến) không ạ? Hiện tại, bệnh viên mình điểu trị băng Iressa và Tarceva, có sử dụng thuốc của Ấn Độ hay Việt Nam không ạ?
Bác sỹ có phòng khám không ạ? Cháu muốn nhờ Bác sỹ khám và tư vấn thêm cho bố cháu ạ?

Cháu chào Bác sỹ.

Nguyễn Tuấn Khôi said...

Hiện tại, BVUB xét nghiệm EGFR được công ty nước ngoài tài trợ miễn phivà BV không có thuốc Ấn Độ hay Việt Nam