Sunday, July 9, 2017

ASCO 2017, Ung Thư Phổi Có Gì Mới ?


ASCO, hội thảo ung thư hàng năm của Mỹ nhưng lại có sức mạnh ảnh hưởng đến thực hành y khoa trên toàn thế giới. Hôi thảo năm nay, như thường lệ diễn ra tại Chicago với hơn 50 ngàn người tham dự.
- ASCO 2017 có gì mới ?
Bạn đồng nghiệp có hỏi tôi câu này và tôi trả lời cho vui là: 
- Mới nhất của mấy chục năm qua của ASCO là lần đầu tiên có sự tham dự chủa BS Khôi từ Việt Nam !!!. Nghe thật sốc.
Chưa hết, tôi còn khoe với mọi người là nhiều BS Mỹ còn phải học ở tôi !!
- Học gì ? 
- Học tiếng Việt !!!
Nói vậy thôi chứ BS Mỹ đâu thèm học tiếng Việt Nam. Chỉ có tôi sang Mỹ để đi học ở họ. Nền y học của phương Tây thật vĩ đại.
Đây là lần đầu tiên tôi được tham dự ASCO, hội thảo quá lớn, tuy được nghe nhiều đồng nghiệp ở VN kể từ trước nhưng tôi vẫn bất ngờ. Năm nay do được tham dự nên tôi sẽ tổng kết hội thảo này sớm. Không đợi đến cuối năm như thường lệ.
Những điều mới trong ASCO 2017 :



Một là

Điều trị bước một các bn có ALK (+), Alectinib (ALC) đã hoàn toàn dành chiến thắng trước đối thủ nổi tiếng Xalkori (crizotinib) (CRZ) với thành tích kéo dài PFS hơn 2 năm và giảm nguy cơ tử vong đến 53%
Đó là kết quả của nghiên cứu pha 3 ALEX mang mã sô LBA 9008 được trình bày bởi Alice T. Shaw, MD, PhD, Director of Thoracic Oncology at Massachusetts General Hospital Cancer Center.


Nghiên cứu  gồm 303 bệnh nhân ALK+ chia 2 nhánh nhằm so sánh crizotinib và alectinib trong điều trị ung thư phổi không tế bào nhỏ . Kết quả ra sao?
- PFS của alectinib là 27,7 tháng so với với crizotinib là 10,4 tháng! Hơn đến 17 tháng.






- Còn về đáp ứng thì cũng rất "ấn tượng" 82,9%


 Bàn luận: 1. Nhớ lại: năm 2011 FDA phê chuẩn cho crizotinib (Xalkori, Pfizer) với chỉ định ung thư phổi giai đoạn tiến xa, di căn có ALK(+) và rồi tháng 3/2016 thuốc này lại mở rộng chỉ định cho những trường hợp ROS 1(+) với RR 66% và thời gian ổn định bệnh đến 18 tháng.
2. Tháng 4/2014 FDA lại phê chuẩn cho thuốc ceritinib (Zykadia, Novartis) cho trường hợp kháng với crizotinib (Xalkori, Pfizer) nhờ vào đáp ứng đến hơn 50%
3. Tháng 12/ 2015 FDA đã phê chuẩn cho alectinib (Alecensa) cho bước 2 nhưng phải chờ đến 5 tháng sau mọi người mới biết tới tại ASCO 2016









4. Tháng 5/2016 FDA đã phê chuẩn cho ceritinib cho điều trị bước 1. Nhưng NCCN đánh giá crizotinib "trên cơ" ceritinib. Cho nên tại thời điểm 2016 thì crizotinib vẫn là vô địch trong khu vực ALK+.
4. Tại ASCO 2016 chúng ta đã nghe tới alectinib qua thành công của nghiên cứ J-ALEX. Xem  http://nguyentuankhoi.blogspot.com/2016/12/hoi-thao-asco-2016-ung-thu-phoi-co-gi.html#more
Tuy nhiên J-ALEX  là nghiên cứu chỉ ở Nhật, nghiên cứu này là đa trung tâm. Với kết quả này chắc chắn  sẽ thay đổi thực hành điều trị và NCCN sẽ phải bổ xung tron vài tháng tới.

Hai là
Có thể điều trị hỗ trợ bằng gefitinib thay vì hoá trị để kéo dài thời gian sống còn không bệnh tiến triển _28,7 sv 18,0 tháng so với hoá trị ở những n sau mổ cắt thuỳ phổi





Đó là kết quả của nghiên cứu mang tên  ADJUVANT được trình bày  bởi Yi-Long Wu, MD, director of the Guangdong Lung Cancer Institute, Guangdong General Hospital, Guangzhou, China.
Nghiên cứu  gồm 222 bệnh nhân ung thư phổi không tế bào nhỏ giai đoạn II đến IIIA đã được phẫu thuật hoàn toàn rồi chia làm 2 nhánh:
Hoá trị vinorelbine/cisplatin
Điều trị gefitinib 250mg/ ngày





Kết quả: 
- DFS nhóm gefitinib là 28,7 tháng sv hoá trị 18,0 tháng, hơn đến 11 tháng !
- DFS 3 năm của gefitinib cũng hơn hẳn hoá trị: 34% sv 27%
Bàn luận:
Câu hỏi hay được đặt ra trong các buổi hội thảo về EGFR TKI là TKI có vai trò gì trong hỗ trợ sau mổ hay không?
Câu trả lời trước đó là không!
Các nghiên cứu trước đó thất bại là 
Nghiên cứu RADIANT, điều trị hỗ trợ erlotinib so với placebo. Đáng tiếc là nghiên cứu này không chọn những bệnh nhân có đb EGFR mà chỉ chọn EGFR high expression  nên kết quả không cao.
Nghiên cứu NCIC CTG BR19 của gefitinib cũng lựa chọn tương tự nên thất bại.
Nghiên cứu này thành công do đã chọn lực các bệnh nhân có đb EGFR.
Sắp tới chúng ta sẽ có kết quả của của osimertinib qua nghiên cứu ADAURA. Osimertinib là EGFR TKI cho thấy sức mạnh đáng kinh ngạc qua việc "lật ngược thế cờ" ở những bệnh nhân đang đáp ứng với TKI thế hệ 1, 2 bỗng nhiên kháng thuốc. Người ta hy vọng osimertinib hơn các TKI ở nhiều mặt: hỗ trợ, bước 1, bước 2.
Nghiên cứu ADAURA đang tiến hành. Khoa Nội 1 BVUB cũng là một chi nhánh của nghiên cứu đó.

 Ba là
Pembrolizumab tiếp tục chứng tỏ là điều trị chuẩn bước 1 cho ung thư phổi không tế bào nhỏ 
Đó là kết quả của việc tiếp tục theo dõi sau khi bệnh tiến triển của nghiên cứu KEYNOTE 024, mã số LBA 9000 được trình bày bởi
Julie R. Brahmer, MD. Department of Oncology, Sidney Kimmel Comprehensive Cancer Center at Johns Hopkins University School of Medicine, Baltimore
Nhắc lại:
 Nghiên cứu 024 đã đem lại cho pembrolizumab một chỉ định chính thức cho bước 1 từ 11/2016.
Phê chuẩn này dựa trên nghiên cứu pha III KEYNOTE-024  gồm 2 nhánh:
- pembrolizumab (Keytruda) , 200mg IV (n = 154)
- Hóa trị: pemetrexed/carboplatin hoặc Gem/platin hoặc Docetacel (n = 151)
Các bn này phải có PD-L1 + hơn 50%, EGFR-, ALK -
Kết quả:
- 6-month overall survival (OS)
       80.2% pembrolizumab sv
       72.4% cho hoá trị (HR, 0.60; 95% CI, 0.41-0.89; P = .005).
  - PFS
       10.3 tháng pembrolizumab sv
        6.0 tháng cho hoá trị  (HR, 0.50; 95% CI, 0.37-0.68; P <.001).
 Tưởng đâu không còn gì để bàn nhưng nghiên cứu này lại tiếp tục được theo dõi và phát hiện điều lý thú như sau.
Ở nhánh hoá trị, có 60% trường hợp bệnh tiến triển phải chuyển qua pembrolizumab. Đánh giá PFS của cả 2 bước (PFS2) điều trị thì nhánh hoá trị vẫn kém hơn điều trị ngay từ bước  1. Điều này càng khẳng định là pembrolizumab bước 1 là đúng, không nên để dành cho bước 2! Dù là bước 2 đã được phê chuẩn qua nghiên cứu Keynote 010



 

Bốn là
Osimertinib chứng tỏ có hiệu quả ở những trường hợp khó nhất, di căn não
Marina Chiara Garassino, MD, chief of the thoracic oncology unit at the National Cancer Institute of Milan, Italy trình bày nghiên cứu AURA3  ở phân nhóm bệnh nhân di căn não.
Nhắc lại:
Tháng 3/2017 FDA đã phê chuẩn hoàn toàn cho osimertinib 80mg cho chỉ định sau thất bại TKI bước 1, có đb T790M+ nhờ nghiên cứu AURA3. Nghiên cứu này tiếp tục được thực hiện và phát hiện ra điều lý thú ở những bệnh nhân có di căn não!

Có 46 bệnh nhân di căn não không triệu chứng:
30 bệnh nhân điều trị osimertinib
16 bệnh nhân hoá trị
Tỉ lệ đáp ứng ở khối u não:
   70% osimertinib
   30% hoá trị
CNS PFS
   11,7 tháng osimertinib 
    5,6 tháng hoá trị  

Năm là 
Thêm một EGFR TKI chứng tỏ hơn gefitinib nhiều mặt



  


Đó là kết quả của nghiên cứu ARCHER 1050 mã số  LBA 9007 được trình bày bởi Tony Mok Department of Clinical Oncology at the Chinese University of Hong Kong in Prince of Wales Hospital in Hong Kong
Nghiên cứu ARCHER 1050 gồm 457 bệnh nhân có đột biến EGFR điều trị bước 1, chia ngẫu nhiên làm 2 nhánh:
Nhánh 1: dacomitinib (TKI thế hệ 2)
Nhánh 2: gefitinib (TKI thế hệ 1)
Kết quả:

   Tỉ lệ đáp ứng tương đương nhau: 74,9 % sv 71,6%
   PFS của dacomitinib hơn hẳn gefitinib 16,6 sv 11 tháng (p<0,001)
   OS chưa đánh giá được vì nghiên cứu còn đang tiếp diễn
 


 

7 comments:

Minh Sang said...

Đọc những bài viết của anh người đọc hiểu thêm rất nhiều về ung thư và những thành tựu mới của thế giới về điều trị bệnh, cám ơn anh!

Unknown said...

Kính chào bs Khôi ! Em muốn hỏi chương trình thử nghiệm thuốc tagrisso của khoa Nội 1 BVUB có còn tuyển các bệnh nhân ko ạ? và điều kiện yêu cầu vs bệnh nhân là ra sao? cụ thể là những bệnh nhân đã qua xạ trị hoặc hóa chất có được vô diện thử nghiệm ko?
Cám ơn BS nhiều !

Nguyễn Tuấn Khôi said...

Chương trình thử nghiệm Tagrisso vẫn còn đang tuyển bệnh nhân. Điều kiện: bệnh nhân ung thư phổi không tế bào nhỏ giai đoạn sớm I-IIIa đã mổ. bệnh nhân đã xạ trị và hoá trị không được chấp nhận

Unknown said...

Thưa bs Khôi tính đến 9/2017 này là Mẹ em đã dùng iressa cho K phổi giai đoạn 4-di căn não được 3 năm, 10 tháng đổ lại đây Mẹ em gặp vấn đề rất lớn về việc đau đầu, chóng mặt và ko thể tự đi lại được, em đã cho Mẹ qua khám và nằm điều trị dài ngày tại các viện lớn như tim hà nội, thần kinh bạch mai, việt pháp và gần đây là nằm ở hòe nhai mời giáo sư hội chẩn, đã chụp MRI cả thảy 8 lần trong 10 tháng và chụp CT lồng ngực nhiều lần, MSCT 128 dãy lồng ngực cách đây 2 tháng đều cho kết quả bình thường-ko u nốt và ko có vấn đề gì gây nên đau đớn vs chóng mặt đến độ ko đi được như vậy !khoảng 3 tuần đổ lại đây Mẹ em có lên các cơn động kinh , ngày nào cũng bị và mật độ mỗi ngày càng dày, có khi đến 5 cơn một ngày ! bác sĩ đã cho dùng các thuốc đặc trị động kinh vd như depakine nhưng ko tác dụng !

Bởi vậy ngày 7/7/2017 em đã cho Mẹ đi chụp PET/CT thì kết quả là ở trung thất có nhiều hạch ác tính SUV max 7,5...còn não,xương và các bộ phận khác ko có gì ! Ngay sau khi chụp PET/CT Mẹ em cũng bị động kinh và phải cấp cứu tại K3..Em đã tham khảo ý kiến các bs thì họ đang nghiêng về khả năng Mẹ em bị hội chứng cận u-vi di căn , tức là các nốt di căn lên não là những điểm quá bé nên MRI ko soi ra được nhưng bằng chứng là chúng đã gây ra việc đau đầu vs động kinh và chóng mặt đến mức ko tự sinh hoạt cá nhân được như hiện nay!chỉ số CEA trong 10 tháng nay của Mẹ em tăng đều đặn và hiện h là 133,3 !

Vậy em thắc mắc 2 điều và kính mong BS Khôi giải đáp cho em:
1- có khả năng cao là Mẹ em đang mắc hội chứng cận u hay ko? và liệu hội chứng này nó có gây nên việc bệnh nhân đau đầu vs chóng mặt rồi động kinh ( mới xuất hiện 3 tuần nay ) trong thời gian kéo dài liên tục 10 tháng mà vẫn ko xuất hiện u như vậy ko?..thông thường có cách xử trí gì hữu hiệu hay vẫn phải đợi đến khi chụp MRI não cho hình ảnh có u thì mới can thiệp?
2-các bệnh nhân dùng iressa có hay bị mờ mắt ko? bởi Mẹ em tuy ko bị tác dụng phụ gì về da hay móng tay chân và lở loét nhưng mắt Mẹ em kém dần trong quá trình dùng iressa và hiện nay mắt Mẹ em gần như ko phân biệt nổi hình ảnh nữa, Mẹ em chỉ bảo là nhìn mọi thứ nó nhòa như nhìn trời mưa sau tấm kính-ko rõ cái gì với cái gì cả, thêm nữa tai Mẹ em đi cùng vs đợt động kinh xuất hiện gần đây đã trở nên rất kém, ko nghe rõ như xưa, người đối diện phải tăng âm gấp đôi bình thường thì mới nghe rõ được !..em thắc mắc liệu có giải pháp mắt kém này ko?
Em đã tự ý cho Mẹ em dùng tagrix 1 tuần gần đây thì điều đặc biệt là Mẹ em đã hết cơn động kinh và đau đầu đã giảm được 80% !

Câu hỏi dài dòng và lồng ghép nhiều thắc mắc ! Kính mong BS giúp đỡ! Cầu chúc cho BS có chuyến công tác thành công !

Nguyễn Tuấn Khôi said...

1. Theo tôi thì chứng động kinh của mẹ bạn không có liên quan đến bệnh ung thư. Việc tìm nguyên nhân gây động kinh có vẻ đang gặp khó khăn đối với các BS chuyên khoa thần kinh
2. Iressa có gây tác dụng phụ lên mắt nhưng không giống như bạn mô tả
3. Việc bạn cho mẹ dùng Tagrix (thuốc không được hợp pháp) mà chưa biết có đột biến T790M là sai nhưng lại cho kết quả tốt. Kết quả tốt này có thể do trùng hợp chứ không phải do thuốc hoặc cũng có khi do thuốc.
4. Tuy nhiên, thực tế vẫn là điều quan trọng nhất, nếu đang dùng Tagrix mà mẹ bạn khoẻ hơn thì cứ tiếp tục uống.
5. Những câu hỏi của bạn rất khó, tôi trả lời theo ý riêng của mình nhưng không chắc là đúng

Unknown said...

Thưa BS Khôi! Chồng tôi bị ung thư mũi xoang (biểu mô vảy không sừng hóa)phát hiện từ tháng 9/2016, di căn xương cột sống, tổn thương xương nền sọ. Đã hóa trị (08 đợt Hóa chất Cisplatin; 06 đợt Hóa chất Erbitux (Centuximab); xạ trị 35 mũi vùng đầu cổ; 10 mũi cột sống, xương chậu trái). Đến nay, tiếp tục di căn vào phổi (nhiều khối hạch lớn trung thất giữa và rốn phổi hai bên 36mm; tràn dịch màng phổi) sức khỏe yếu, không đủ điều kiện để có thể hóa trị tiếp nên Bệnh viện đề nghị gia đình cho về nghỉ ngơi, thở oxy tại nhà.
Gia đình có tìm hiểu và dự định tham gia thử nghiệm chữa ung thư theo phương pháp uống và kích nổ nano vàng để tiêu diệt tế bào ung thư của TS Doãn Hà Thắng và cộng sự tại bệnh viện quân y 354 Hà Nội.
Kính mong bác sĩ cho gia đình lời khuyên để chữa bệnh cho chồng tôi.
Tôi xin chân thành cảm ơn bác sĩ!

Nguyễn Tuấn Khôi said...

Phương pháp này đang thử nghiệm ở chuột, chưa thử ở người. Không nên áp dụng phương pháp này.