Phần trình bày được rất nhiều người
trông đợi vào hôm qua tại ASCO 2018 là nghiên cứu KEYNOTE 042. Nghiên cứu này
so sánh hóa trị với pembrolizumab trong điều trị ung thư phổi giai đoạn tiến
xa. Người trình bày nghiên cứu này là Dr Gilberto Lopez, một gương mặt khá quen
thuộc với những BS ung thư ở VN trong những năm đầu 2000, BS gốc Brasil từng
làm việc tại Singapore, sang VN nhiều lần.
(ảnh của Gary Richardson)
Nghiên cứu KEYNOTE 024 hay 042?
Có lầm lẫn gì không?
Pembrolizumab được công nhận từ lâu rồi mà, nhờ nghiên cứu KEYNOTE 024 mà trang
này có đề
cập? https://nguyentuankhoi.blogspot.com/2016/11/pembrolizumab-keytruda-gay-chan-ong-tai.html#more
Không! KEYNOTE 024 chỉ chứng
minh được rằng pembrolizumab hơn hẳn hóa trị nhưng chỉ với những trường hợp nào
có PD-L1 >=50% mà thôi. Còn PD-L1 20%, 30%, 40% thì sao? Không biết được! Vì
KEYNOTE 024 đã tự giới hạn bằng cách chỉ tuyển những bn có PD-L1 >=50% mà
thôi.
KEYNOTE 042 tuyển chọn những bn
có PD-L1 từ 1% trở lên. Nếu thành công thì ngưỡng PD-L1 sẽ hạ thấp và chỉ định
của Keytruda trở nên rộng hơn nhiều, hãng MSD sẽ "trúng đậm" về doanh
số!!
Chí
Khoa Nôi 1 BV Ung Bướu cũng
đóng góp 2 bn trong nghiên cứu này!
Nghiên cứu KEYNOTE 042 là một nghiên cứu thành công hay thất bại?
Đây là một nghiên cứu thành công.
Tất cả các phân nhóm PD-L1 1 - 20%, 20 -50% và >50% đếu cho thấy ưu thế OS
nghiêng về pembrolizumab. TPS ≥50%
(20 vs 12.2 months; HR = 0.69; 95% CI, 0.56-0.85; P =
.0003), TPS ≥20% (17.7 vs 13.0 months; HR = 0.77; 95% CI, 0.64-0.92; P =
.002), and TPS ≥1% (16.7 vs 12.1 months; HR = 0.81; 95% CI, 0.71-0.93; P =
.0018).
Ngay cả ORR (đáp ứng)
cũng hơn
Và kết luận của nghiên cứu này cũng khẳng định những điều nói
trên.
Nghiên cứu thành công nhưng
không thay đổi thực hành điều trị?
Thật vậy, khác biệt lớn xảy ra
ở nhóm >50% còn <50% thì khác biệt ít hơn.
Đến đây, chúng ta cần phải nhớ
đến KEYNOTE 189 mới công bố cách đây 2 tháng. Nghiên cứu này (không cần PD-L1+) cho thấy nếu kết
hợp pembrolizumab với hóa trị sẽ hơn hẳn hóa trị về OS, PFS với khác biệt khá
lớn so với mức độ khác biệt trong nghiên cứu KEYNOTE 042.
Như vậy phải chăng nếu PD-L1
>50%: pembrolizumab
Nếu PD-L1<50%:
pembrolizumab+ hóa trị
Nếu đúng như vậy thì quả thật
nghiên cứu KEYNOTE 042 trở nên vô ích vì nếu PD-L1>50% thì đã có nghiên cứu
KENOTE 024 còn PD-L1<50% thì đã có KEYNOTE189 rồi.
Vậy thì nghiên cứu KEYNOTE 042 có thừa hay không? Có giống như tưới cây lúc trời mưa?
Nên nhớ là nghiên cứu này chưa
kết thúc, chúng ta còn chờ kết quả PFS nữa, Tuy nhiên, cho đến giờ, KEYNOTE 042
cũng chưa thể áp dụng trong thực tế LS.
No comments:
Post a Comment