Saturday, July 4, 2015

UNG THƯ LÀ GÌ?



 BS NGUYỄN TUẤN KHÔI (đã đăng Báo Thuốc và Sức Khỏe tháng 7/2015 bút danh BS Nguyên Duy)
Cơ thể chúng ta tạo thành từ hàng tỉ  tế bào, các tế bào này sinh ra, lớn lên, già rồi chết. Đôi khi, các tế bào bị hư hại, cơ thể sẽ đào thải chúng ra. Các tế bào chết hoặc các tế bào hư hại bị đào thải sẽ được tế bào mới sinh ra để thay thế. Tế bào mới sinh ra là do hiện tượng phân chia tế bào, một tế bào tự cắt đôi thành hai tế bào mới, y khoa gọi hiện tượng này là nguyên phân hoặc gián phân. Lúc nào trong cơ thể cũng có sự cân bằng giữa tế bào bị mất đi và tế bào được sinh ra. Lúc còn trẻ, cơ thể trong giai đoạn phát triển thì tế bào được sinh ra có nhiều hơn các tế bào mất đi nhưng ở mức độ vừa phải, có kiểm soát. Khi tế bào ung thư xuất hiện thì mọi việc đều khác hẳn, các tế bào ung thư dù già cũng không bao giờ chết, chúng dường như bất tử. Chúng lại sinh sản rất nhanh, cơ thể không có cách gì  để kiểm soát, ngăn chặn việc gia tăng số lượng tế bào ung thư cả. (hình 1)

Sunday, June 28, 2015

ĐỘT BIẾN KÉP EGFR NHẠY THUỐC VÀ KHÁNG THUỐC (T790M)

Đột biến EGFR ở exon 19 và exon 21 L858R là nhạy thuốc nên chỉ định điều trị EGFR TKI là hợp lý, ai cũng biết.
Đột biến T790M là nguyên nhân hàng đầu của kháng thuốc EGFR TKI thứ phát, chiếm đến 60% trường hợp.

Vậy thì nếu ngay từ đầu, bệnh nhân có cả hai đột biến trên thì sẽ kháng thuốc hay nhạy thuốc ?
Câu trả lời chắc chắn phải dựa trên thực tế điều trị mới đáng tin cậy chứ không dựa trên cơ chế bệnh sinh mà nói lý thuyết suông.