Saturday, December 8, 2018

Tecentriq (atezolizumab), thuốc điều trị miễn dịch thứ hai đã được FDA phê chuẩn để điều trị bước 1 ung thư phổi không tế bào nhỏ


Ngày hôm qua, 6 tháng 12 năm 2018 FDA Hoa Kỳ đã phê duyệt thuốc atezolizumab (Tecentriq) của hãng Roche cho chỉ định điều trị bước 1 ung thư phổi không tế bào nhỏ giai đoạn di căn.  Bn không cần phải có PD-L1+ nhưng phải chứng tỏ EGFR (-).

Friday, November 30, 2018

Giải Nobel Y Học / Sinh Lý Học năm 2018 mở ra một phương pháp mới để điều trị ung thư, miễn dịch liệu pháp.


Bài của BS Nguyễn Tuấn Khôi, đăng trên Báo Thuốc và Sức Khỏe tháng 11/2018 bút danh BS Nguyên Duy

Giải Nobel Y Học / Sinh Lý Học năm nay được trao cho hai nhà khoa học: ông James P. Allison có công phát hiện CTLA-4, ông Tasuku Honjo có công phát hiện PD-L1. 
James Patrick Allison (H1) sinh ngày 7 tháng 8 năm 1948 là một nhà miễn dịch học người Mỹ, giữ chức vụ giáo sư và chủ tịch miễn dịch học và giám đốc điều hành về  miễn dịch tại Trung tâm Ung thư M. D. Anderson.








Saturday, October 20, 2018

ESMO 2018, Những Kẻ Phá Hoại Sự Thành Công Của Tagrisso Đã Được Vạch Mặt


Hôm qua, ngày 19 tháng 10 năm 2018, lúc 16h tại phiên proferred paper section của ESMO tại Munich - Đức, các nguyên nhân gây kháng thuốc osimertinib đã được báo cáo.

Hai thủ phạm đã được báo cáo chính là MET amplification (nhân đoạn) và C797S mutation (đột biến).

















Tuesday, August 21, 2018

Ung Thư Phổi Không Tế Bào Nhỏ, Lại Một Chiến Thắng Lớn Của Pembrolizumab!

Hôm qua, FDA Hoa Kỳ đã chính thức chấp thuận cho pembrolizumab kết hợp với phác đồ hóa trị pemetrexed/platin để điều trị ung thư phổi không tế bào nhỏ giai đoạn di căn có GPB là carcinoma tuyến. Điều quan trọng là bn không cần phải thử nghiệm để biết tình trạng PD-L1.

Monday, August 20, 2018

Pembrolizumab sẽ đạt thành công lớn trong ung thư đầu cổ?



Keytruda (pembrolizumab) đã có hy vọng tràn trề để chính thức được phê chuẩn để điều trị ung thư đầu cổ tái phát và di căn. Kết quả có được là nhờ một chuỗi gồm 3 nghiên cứu KEYNOTE 012, KEYNOTE 055, KEYNOTE 040, KEYNOTE 048.


Sunday, August 19, 2018

Carcinoma TB Gai của Phổi


1. Sự khác biệt giữa carcinoma tế bào gai và không tế bào gai
Trước 2006: không có sự khác biệt giữa 2 loại mô học này trong điều trị.
Từ 2006:  phân định 2 loại này có ý nghĩa quan trọng trong lựa chọn các phương pháp điều trị:
           Hóa trị
           EGFR TKI
           ALK inhibitor










Thursday, August 2, 2018

NGHIÊN CỨU KEYNOTE 042 TẠI ASCO 2018 LÀ MỘT NGHIÊN CỨU THẤT BẠI?

Nghiên cứu này đã được trình bày tại ASCO 2018 và trang blog này đã có bài bình luận http://nguyentuankhoi.blogspot.com/2018/06/utp-ieu-tri-voi-pembrolizumab-keytruda.html#more
Người trình bày tại ASCO 2018  Gilberto Lopez đã khéo léo đã dẫn dắt người nghe lạc vào mê cung để rồi ngộ nhận đây là một nghiên cứu thành công nhưng thực chất đây lại là một nghiên cứu thất bại!
Thật vậy, với mong muốn tìm được ưu thế về sống còn của pembrolizumab so với hóa trị ở phân nhóm PD-L1 thấp hơn 50% nhưng thật sự nghiên cứu này đã không đạt được!














Friday, June 15, 2018

FDA đã phê chuẩn pembrolizumab để điều trị ung thư cổ tử cung sau thất bại với hóa trị

Ngày 12 tháng 6 năm 2018 FDA đã phê chuẩn cho pembrolizumab để điều trị ung thư cổ tử cung giai đoạn tái phát và di căn, Đây chỉ là phê chuẩn tạm thời (accelerated approved) thôi vì quyết định phê chuẩn này chỉ dựa trên nghiên cứu 1 nhánh, pha 2 mang tên KEYNOTE158.


Avastin Đã Được FDA Phê Chuẩn Để Điều Trị Ung Thư Buồng Trứng

Hôm qua, FDA đã phê chuẩn bevacizumab (Avastin) kết hợp với hóa trị để điều trị ung thư buồng trứng sau mổ, sau kết thúc 6 đợt hóa trị, bevacizumab vẫn được duy trì. Việc thêm Avastin đã làm giảm nguy cơ tử vong 38% và tăng thêm thời gian sống còn không bệnh tiến triển thêm 6,2 tháng!



Monday, June 4, 2018

Nghiên cứu KEYNOTE042, UTP điều trị với Pembrolizumab (Keytruda) tại ASCO 2018, thành công hay thất bại?

Phần trình bày được rất nhiều người trông đợi vào hôm qua tại ASCO 2018 là nghiên cứu KEYNOTE 042. Nghiên cứu này so sánh hóa trị với pembrolizumab trong điều trị ung thư phổi giai đoạn tiến xa. Người trình bày nghiên cứu này là Dr Gilberto Lopez, một gương mặt khá quen thuộc với những BS ung thư ở VN trong những năm đầu 2000, BS gốc Brasil từng làm việc tại Singapore, sang VN nhiều lần.
(ảnh của Gary Richardson)

Friday, June 1, 2018

So Sánh Điều Trị Miễn Dịch (Immunocheckpoint Inhibitor) và EGFR TKI


Nếu một bệnh nhân vừa có EGFR+ vừa có PD-L1+ > 50% thì lựa chọn nào là đúng, pembrolizumab hay EGFR TKIs như Iressa hoặc Tarceva hoặc Gilotrib? 
Nhiều người chọn pembrolizumab. Lý do?
Kết quả của nghiên cứu KEYNOTE 024 cho ta biết 

Thursday, April 19, 2018

Tagrisso Đã Chính Thức Được FDA Phê Chuẩn Để Điều Trị Bước 1

Ngày hôm qua, thông tin y khoa trên toàn thế giới đã đưa tin Tagrisso (osimertinib) của Astra Zeneca Đã Chính Thức Được FDA Phê Chuẩn Để Điều Trị Bước 1, ung thư phổi không tế bào nhỏ giai đoạn di căn, có đột biến EGFR hoạt hóa.





















Monday, April 2, 2018

Ung Thư Có Di Truyền Hay Không?

Có lẽ do liên quan đến gene, một thành phần nhỏ bé trong tế bào mà chúng ta không thấy được, nên trả lời cho câu hỏi này cũng khó khăn vô cùng. Tôi cố gắng chuyển tải vấn đền y khoa theo lối hỏi -  đáp như Nguyễn Đình Chiểu đã làm trong tác phẩm "Ngư - Tiều Y Thuật Vấn Đáp" để mong làm cho vấn đề trở nên dễ hiểu.

Bài của BS Nguyễn Tuấn Khôi đã được đăng trên báo Thuốc và Sức Khỏe ngày 1 tháng 4 2018, bút danh BS Nguyên Duy
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Khi nghe tôi nói ung thư không di truyền, nhiều người rất ngạc nhiên. Bác sĩ  X, một bác sĩ trẻ mới vào nghề ung thư cũng vậy, anh ngạc nhiên hỏi: “ Thưa anh, em biết là diễn viên điện ảnh Angelina Jolie phải mổ cắt bỏ vú và buồng trứng để ngăn ngừa ung thư vì cô này bị di truyền ung thư. Lúc học y khoa em cũng biết tới mấy hội chứng ung thư di truyền như Li-Fraumeni, Cowden…  giờ anh lại nói vậy thấy “hoang mang quá” quá, xin anh giải thích cho em!”






Wednesday, March 21, 2018

Hướng đi nào cho điều trị miễn dịch chống ung thư?

Điều trị ung thư phổi bằng phương pháp miễn dịch hay nói cho rõ hơn là các thuốc ức chế điểm kiểm soát miễn dịch(immunocheckpoint inhibitor) là một chủ đề gây xôn xao trong chuyên khoa ung thư trong vài năm vừa qua. Chúng ta xem lại những thành công của phương pháp này.
"Tìm một con đường, tìm một lối đi ..." cho điều trị miễn dịch.


Sunday, February 25, 2018

Ung Thư Buồng Trứng

(BS Nguyễn Tuấn Khôi, đã đăng báo Thuốc và Sức Khoẻ tháng 12/2018, bút danh BS Nguyên Duy)

Chúng ta hãy nghe bà X, một bệnh nhân ung thư buồng trứng kể lại diễn tiến bệnh:

“Lúc đầu thấy bụng ngày càng bự ra, nghĩ là mình mập nên không lo lắng gì hết. Hai tháng sau bụng to hơn nhiều, cứ nghĩ mình có thai nên xấu hổ không dám ra đường vì mình đã 55 tuổi rồi mà có thai, kỳ quá!”.
Nhưng rồi bụng căng quá mức, bà X không chịu nổi nên mới đến bệnh viện. Bác sĩ chẩn đoán bà X bị ung thư buồng trứng.

Buồng trứng là gì?

Mỗi phụ nữ đều có hai buồng trứng nằm hai bên tử cung, ở vùng chậu. Buồng trứng có hình dạng và kích thước giống như hạt chôm chôm. Mỗi buồng trứng có chứa hàng triệu tế bào để tạo ra trứng. Đến ngày rụng trứng, thường là giữa kỳ kinh, một trứng rụng sẽ theo vòi trứng di chuyển đến tử cụng để sẵn sàng thụ thai.(H1)

Friday, February 23, 2018

Durvalumab (Imfinzi) thuốc điều trị miễn dịch chống ung thư đạt kết quả bất ngờ!

Nói đến thuốc điều trị miễn dịch ung thư phổi, ai cũng nghĩ đến các tên rất quen như: pembrolizumab (Keytruda), nivolumab (Opdivo), atezolizumab (Tecentriq). Còn durvalumab ư? Thật là lạ, chưa nghe bao giờ.
Thế nhưng tại ESMO 2017 thuốc này đã gây chấn động qua nghiên cứu PACIFIC và chính nhờ nghiên cứu này mà cách đây 5 ngày, FDA đã phê chuẩn chính thức cho Durvalumab (Imfinzi) với chỉ định Ung thư phổi không tế bào nhỏ:
-  giai đoạn III không mổ được
-  đã hóa-xạ đồng thời với kết quả: bệnh không tiến triển.
Như vậy là việc tiếp nối sau hóa-xạ trị bằng durvalumab sẽ làm cho kết quả điều trị tốt hơn là không làm gì cả. Nhưng tốt hơn như thế nào, chúng ta phải đi vào chi tiết của nghiên cứu PACIFIC mới hiểu rõ.