BS NGUYỄN TUẤN KHÔI (đã đăng Báo Thuốc và Sức Khỏe tháng 7/2015 bút danh BS Nguyên Duy)
Cơ thể chúng ta tạo thành từ hàng tỉ tế bào, các tế bào này sinh ra, lớn lên, già
rồi chết. Đôi khi, các tế bào bị hư hại, cơ thể sẽ đào thải chúng ra. Các tế
bào chết hoặc các tế bào hư hại bị đào thải sẽ được tế bào mới sinh ra để thay
thế. Tế bào mới sinh ra là do hiện tượng phân chia tế bào, một tế bào tự cắt
đôi thành hai tế bào mới, y khoa gọi hiện tượng này là nguyên phân hoặc gián
phân. Lúc nào trong cơ thể cũng có sự cân bằng giữa tế bào bị mất đi và tế bào
được sinh ra. Lúc còn trẻ, cơ thể trong giai đoạn phát triển thì tế bào được
sinh ra có nhiều hơn các tế bào mất đi nhưng ở mức độ vừa phải, có kiểm soát.
Khi tế bào ung thư xuất hiện thì mọi
việc đều khác hẳn, các tế bào ung thư dù già cũng không bao giờ chết, chúng dường
như bất tử. Chúng lại sinh sản rất nhanh, cơ thể không có cách gì để kiểm soát, ngăn chặn việc gia tăng số lượng
tế bào ung thư cả. (hình 1)
Nhiều tế bào ung thư hợp lại thành một khối bướu nhưng nếu
các tế bào bạch cầu bị ung thư thì chúng không thành khối bướu mà chúng sẽ gia
tăng số lượng trong dòng máu tạo thành bệnh ung thư bạch cầu.
Như vậy, tế bào ung thư rất khác biệt tế bào bình thường
1. Sự khác nhau của tế
bào ung thư và tế bào bình thường
- Tế bào ung thư sinh sản rất nhanh:
Cơ thể không kiểm thể
soát được sự sinh sản này và vì vậy chúng lan rộng xung quanh và xâm lấn các cơ quan lân cận. VD: ung thư hốc mũi lớn lên
làm nghẹt mũi, phá huỷ xoang hàm gây nên sưng một bên mặt, xâm lấn, phá huỷ
xương hốc mắt gây lồi mắt, mù mắt.
Khi các tế bào không còn cần thiết nữa, cơ thể sẽ phát tín
hiệu đến những tế bào này bắt chúng ngừng phân chia, chết đi và đào thải ra
ngoài. Hiện tượng này gọi là program cell death hoặc apoptosis.
Tế bào ung thư “trơ “ với tín hiệu này vì vậy cơ thể không
kiểm soát nổi sự tăng trưởng của chúng.
- Tế bào ung thư kém biệt hoá hơn tế bào bình thường:
Cơ thể bao gồm hàng tỉ tế bào, các tế bào có nhiệm vụ khác
nhau nên có cấu trúc khác nhau. Tế bào cơ để chịu lực nên có dạng sợi dài chắc.
Tế bào niêm mạc ruột, dạ dày tiết ra những dịch để tiêu hoá thức ăn nên chúng
có nhiều khoang để chứa chất tiết. Tế bào rất nhỏ, chỉ nhìn thấy qua kính hiển
vi, qua kính hiển vi có thể nhận biết sự khác nhau của các tế bào thuộc các cơ
quan khác nhau . Như vậy sự khác nhau của các tế bào tuỳ theo nhiệm vụ của
chúng gọi là sự biệt hoá. Đôi khi các tế bào ung thư đã khác biệt quá nhiều nên
không còn nhận ra là những tế bào này thuộc cơ quan nào, lúc đó y khoa gọi là
không biệt hoá.
- Tế bào ung thư gây ảnh hưởng quanh nó tạo hiện tượng
sinh mach quá mức
Tế bào ung thư tiết những chất làm cho các mạch máu tăng
sinh rất mạnh quanh nó để tăng cường nuôi dưỡng khối u ngày một lớn và các mạch
máu tăng sinh này cũng tạo điều kiện thuận lợi cho tế bào ung thư di căn.
- Tế bào ung thư có thể thoát khỏi sự tiêu diệt của hệ miễn
dịch
Hệ miễn dịch, chủ yếu là bạch cầu có thể tiêu diệt những tế
bào lạ. Tế bào ung thư cũng là tế bào lạ nhưng chúng có khả năng làm “tê liệt”
các bạch cầu khi các bạch cầu tấn công chúng.
2. Tại sao tế bào ung
thư lại xuất hiện ?
Tế bào ung thư có nguồn gốc từ tế bào bình thường. Tế bào
bình thường trong lúc phân chia đã có sự sai lệch trong sao chép gen (đột biến
gen) để biến thành tế bào ung thư. Nguyên nhân gây đột biến thường là do môi
trường sống: hoá chất, phóng xạ, thuốc lá…
Có khi những bất thường về gen này có sẵn lúc mới sinh do cha
mẹ truyền cho, đến thời điểm thuận lợi sẽ phát sinh ung thư.
3. Ung thư di căn
Khối u ung thư khi lớn lên, sẽ xâm lấn vào các mạch máu kế cận
hoặc, các tế bào ung thư khi vào dòng máu sẽ di chuyển đến các cơ quan khác
hình thành khối u thứ hai gọi là di căn. TD: các tế bào ung thư phổi theo dòng
máu đến gan tạo các khối u mới ở gan gọi là ung thư phổi di căn gan. Hình 2
4. Các loại ung thư
Người ta thường đặt tên ung thư theo cơ quan. TD: ung thư
gan, ung thư phổi, ung thư vú, ung thư bạch cầu (ung thư máu).
Các bác sĩ chuyên ung thư cũng phân loại ung thư theo các cơ
quan, tuy nhiên họ cũng phân loại sâu hơn và có ích trong điều trị hơn đó là
phân loại ung thư theo loại tế bào. Vì vậy nếu bệnh nhân nhận được kết quả xét
nghiệm khối bướu sẽ thấy những từ ngữ như sa: sarcoma, carcinoma. Về mặt phân loại tế bào, ung thư được chia thành những dạng như sau:
CARCINOMA:
Carcinoma là ung thư của các tế bào biểu mô. Tế bào biểu mô
có là tế bào bao phủ bề mặt ngoài và trong khắp nơi trong cơ thể: lớp ngoài
cùng của da, niêm mạc miệng; lớp lót trong lòng của của dạ dày, ruột…
Do tế bào biểu mô có nhiều loại khác nhau nên ung thư biểu
mô (carcinoma) cũng có nhiều loại khác nhau:
Adenocarcinoma: là
ung thư của các tế bào biểu mô tuyến. Một số cơ quan có các tế bào làm nhiệm vụ
chế tiết như tế bào biểu mô dạ dày tiết ra a xít.
Squamous cell carcinoma: carcinoma tế bào vảy hay còn gọi là
carcinoma tế bào gai.
Basal cell carcinoma: chỉ có ở ung thư da
Transitional cell carcinoma: carcinoma tế bào chuyển tiếp,
chỉ có ở biểu mô của đường tiết niệu.
Hình 3: Ung thư loại
carcinoma của lưỡi dưới dạng loét
SARCOMA
Sarcoma là ung thư của các tế bào xương hoặc mô mềm. Sarcoma
của mô mềm bao gồm các loại sarcoma của cơ, mỡ, mạch máu… Hình 4: Ung thư loại
sarcoma của đùi bên phải.
LEUKEMIA
Leukemia là ung thư của tế bào bạch cầu, tế bào bạch cầu có có
nhiều trong dòng máu nhưng nguồn gốc ung thư của chúng lại bắt nguồn từ xương!
Thật vậy, mọi tế bào máu: bạch cầu, hồng cầu, tiểu cầu đều được tạo ra từ tuỷ xương, khi các tế bào máu từ trong tuỷ
xương trở thành tế bào ung thư thì chúng tăng sinh số lượng rất nhanh nhưng
không tạo thành khối u trong tuỷ xương mà chúng sẽ được đưa vào dòng máu làm cho số lượng bạch cầu trong máu
tăng.
LYMPHOMA
Lymphoma là ung thư của tế bào lym phô T hay B. Làm cho các
hạch (cấu tạo chủ yếu bởi tế bào lym phô) to lên. Có hai dạng lymphoma: Hodgkin
lymphoma (có tế bào Reed-Sternberg) và Non-Hodgkin lymphoma.
MULTIPLE MYELOMA
Multiple myeloma được gọi là đa u tuỷ. Đây là bệnh ung thư của
tương bào (plasmocyte) đây là tế bào thuộc hệ miễn dịch tập trung ở tuỷ xương
nên biểu hiện của bệnh này là nhiều khối u ở xương.
Bệnh này còn có tên gọi khác là bện Kahler.
MELANOMA
Melanoma là bệnh ung thư của hắc bào (melanocyte), một loại
tế bào của da chuyên tạo ra sắc tố màu đen khiến da có màu. Biểu hiện của bệnh
này là chồi sùi hoặc vết loét có màu đen ở da.
UNG THƯ CỦA NÃO VÀ TUỶ SỐNG
Não và tuỷ sống cấu tạo bởi các tế bào thần kinh. Có nhiều
loại tế bào thần kinh nên người ta căn cứ trên loại tế bào mà đặt tên, TD:
astrocytoma chỉ loại u từ sao bào (astrocyte), loại tế bào trong não.
GERM CELL TUMORS
Germ cell tumors là từ chỉ u lành hoặc ung thư có nguồn gốc
chủ yếu từ tế bào sinh dục của nam lẫn nữ. Biểu hiện của bệnh này là u ở tinh
hoàn hoặc u của buồng trứng.
Một số tế bào mầm cũng còn sót lại ở nhiều cơ quan khác trong
quá trình phôi thai học nên loại u này còn gặp ở những cơ quan khác như não,
trung thất…
5. Ung thư và u lành
U lành gồm các tế bào tăng sinh quá mức bình thường gọi là
tăng sản (hyperplasia). Tuy nhiên chúng
có hình dạng cấu trúc bình thường khi quan sát trên kính hiển vi tưc là tế bào
không dị dạng như tế bào ung thư và không có hiện tượng xâm lấn đến cơ quan lân
cận, không có sinh mạch, không códi căn.
Hình 5
No comments:
Post a Comment