Ngày 6 tháng 11 năm 2017, FDA Hoa Kỳ đã phê chuẩn cho thuốc alectinib (Alecensa) của Genetech (Roche) cho chỉ định điều trị bước 1 ung thư phổi không tế bào nhỏ giai đoạn di căn, có ALK+. Phê chuẩn này dựa trên nghiên cứu pha III ALEX đã được trình bày tại ASCO 2017 tháng 6/2017 tại Chicago mà blog này đã nói đến.
Nghiên cứu gồm 303 bệnh nhân ALK+ chia 2 nhánh nhằm so sánh crizotinib và alectinib trong điều trị ung thư phổi không tế bào nhỏ . Kết quả ra sao?
- PFS của alectinib là 25,7 tháng so với với crizotinib là 10,4 tháng! Hơn đến 15 tháng.
Và so với crizotinib, alectinib cải thiện PFS 47% (hazard ratio [HR], 0.53; 95% CI, 0.38-0.73; P <.0001).
Bàn luận:
1. Nhớ lại: năm 2011 FDA phê chuẩn cho crizotinib (Xalkori, Pfizer) với chỉ định ung thư phổi giai đoạn tiến xa, di căn có ALK(+) và rồi tháng 3/2016 thuốc này lại mở rộng chỉ định cho những trường hợp ROS 1(+) với RR 66% và thời gian ổn định bệnh đến 18 tháng.
2. Tháng 4/2014 FDA lại phê chuẩn cho thuốc ceritinib (Zykadia, Novartis) cho trường hợp kháng với crizotinib (Xalkori, Pfizer) nhờ vào đáp ứng đến hơn 50%
3. Tháng 12/ 2015 FDA đã phê chuẩn cho alectinib (Alecensa) cho bước 2 nhưng phải chờ đến 5 tháng sau mọi người mới biết tới tại ASCO 2016
4. Tháng 5/2016 FDA đã phê chuẩn cho ceritinib cho điều trị bước 1. Nhưng NCCN đánh giá crizotinib "trên cơ" ceritinib. Cho nên tại thời điểm 2016 thì crizotinib vẫn là vô địch trong khu vực ALK+.
4. Tại ASCO 2016 chúng ta đã nghe tới alectinib qua thành công của nghiên cứ J-ALEX. Xem http://nguyentuankhoi.blogspot.com/2016/12/hoi-thao-asco-2016-ung-thu-phoi-co-gi.html#more
Tuy nhiên J-ALEX là nghiên cứu chỉ ở Nhật, nghiên cứu này (ALEX) là đa trung tâm.
2. Tháng 4/2014 FDA lại phê chuẩn cho thuốc ceritinib (Zykadia, Novartis) cho trường hợp kháng với crizotinib (Xalkori, Pfizer) nhờ vào đáp ứng đến hơn 50%
3. Tháng 12/ 2015 FDA đã phê chuẩn cho alectinib (Alecensa) cho bước 2 nhưng phải chờ đến 5 tháng sau mọi người mới biết tới tại ASCO 2016
4. Tháng 5/2016 FDA đã phê chuẩn cho ceritinib cho điều trị bước 1. Nhưng NCCN đánh giá crizotinib "trên cơ" ceritinib. Cho nên tại thời điểm 2016 thì crizotinib vẫn là vô địch trong khu vực ALK+.
4. Tại ASCO 2016 chúng ta đã nghe tới alectinib qua thành công của nghiên cứ J-ALEX. Xem http://nguyentuankhoi.blogspot.com/2016/12/hoi-thao-asco-2016-ung-thu-phoi-co-gi.html#more
Tuy nhiên J-ALEX là nghiên cứu chỉ ở Nhật, nghiên cứu này (ALEX) là đa trung tâm.
Nghiên cứu ALEX còn gì hay nữa?
1. Cũng nhờ nghiên cứu ALEX mà chỉ định của alectinib trước kia cho điều trị bước 2 sau khi thất bại với crizotinib chỉ là Chấp thuận tạm thời (accelerated approval), nay đã trở thành full approval.
2. Còn đối với di căn HTKTU thì cũng có rất nhiều điều lý thú:
- Tỉ lệ đáp ứng (ORR)
81% (95% CI, 58-95) sv crizotinib là 50% (95% CI, 28-72).
CR là sv 5%, respectively.
- Thời gian duy trì đáp ứng (response duration) hơn 12 tháng xảy ra ở 59% sv crizotinib là 36%.
Tuy nhiên tỉ lệ đáp ứng thi không khác crizotinib 79% sv 72%. CR là 13% sv 6%
Nghiên cứu ALEX được thực hiện ở 161 nơi thuộc 31 quốc gia.
11 comments:
Chào bác sĩ Khôi,
Ngày 29/09/17 bố em phát hiện ung thư phổi, khối u 10cmx10cmx16cm tại phổi u. Di căn não, xương (nhiều nơi). Xét nghiệm mẫu mô tại phổi và xét nghiệm EGFR huyết tương đều cho thấy có đột biến tại exon 21. Phác đồ điều trị tại viện uống Irressa từ 04/10/17.
Ngày 09/11/17, bố em chụp lại CT cho thấy khối u giảm còn 5x5x6cm. Các hạch cũng giảm kích thước. Biểu hiện lâm sàng: ăn tốt, ngủ được, tự đi vào viện lấy thuốc.
Tuy nhiên, bố em có lấy lại mẫu máu vào 2 ngày 13/11 và 23/11 xét nghiệm lại EGFR huyết tương cho kết quả ÂM TÍNH.
Em biết là kết quả tại mô và kết quả tại máu có thể khác nhau. Nhưng có thể hiểu ý nghĩa của kết quả này như thế nào ah? Cảm ơn bác sỹ.
Chúc bác sức khỏe và thành công.
Xét nghiệm máu để tìm đột biến EGFR có độ chính xác trong chẩn đoán khoảng 70%. Tức là phương pháp này sẽ bỏ qua 30% trường hợp có đột biến nhưng không tìm thấy. Do vậy, ba của em rơi vào nhóm 30% này.Y khoa gọi trường hợp này là âm tính giả.
Chào bác sĩ Khôi,
Ba em hiện đang đươc chuyển sang uống thuốc Afectinib vài ngày ( không biet có cùng thuoc bs đang nói ở trên vì thay giống giống ) sau khi thất bại hoá trị vô thuốc lần 4 ( phác đồ 21 ngày ) . Em đang cụ uống thêm AHCC 750mg + Fucoidan và C ( non Acid) cách khoảng trong ngày. BS giúp em xem cac thuoc này có gây ảnh hưởng kháng thuốc Afectinib không ạ. Em buồn quá tìm hiểu tùm lum ai chỉ gì tốt đều mua cho cụ uống hi vọng kéo dài cs.
em cảm on bs và mong bs tư vấn giúp.
Lan
Tôi có tìm xem thuốc Afectinib là gì nhưng không thấy nên không thể biết Afectinib có phải là alectinib hay không?
Các thuốc mà bạn nêu là thực phẩm chức năng, chúng tôi cũng không có bằng chứng khoa học để nói rằng chúng có hại hay không
Chào bác sĩ Khôi,
em đang định đưa mẫu sinh thiết của bố sang Singapore để làm xét nghiệm ALK (theo em được biết xét nghiệm này chưa thực hiện được ở VN). Bác sĩ cho em hỏi nếu kết quả xét nghiệm là dương tính thì có cách gì/nơi nào để mua/dùng thuốc Alectinib ở VN không ạ?
Ở VN chưa có nơi nào bán thuốc này chính thức.
@Hoan Nguyen: ở Nam Khoa Biotek có làm ALK đó bạn. Bên bác sĩ Thành 19 Nguyễn Huy Lượng (kế bên Ung Bướu) cũng có
Chào bác sĩ Khôi,
Dì em ở Úc được chẩn đoán mắc bệnh ung thư phổi giai đoạn 4 (có di căn) và được chỉ định uống thuốc Alecensa - 150mg (8 viên/ngày). Vì thuốc này là thuốc mới nên em không tìm được nhiều thông tin về tác dụng phụ cũng như tỷ lệ thích ứng thuốc là bao nhiêu. Bác sĩ có thể tư vấn thêm giúp em được không ạ. Em cám ơn bác sĩ.
Tỉ lệ đáp ứng là 82,9%
Tác dụng phụ của Alecensa là tăng men gan, viêm phổi mô kẽ, suy thận, đau cơ, tim đập nhanh. Nói chung là nhẹ và không nguy hiểm
Chao BSY Khoi toi da dung alecensa dc 11 thang .hien tai BSy cua toi chi dinh toi dung 50% lieu luong lieu co kha quan khong Bsy
Trả lời cho bà dieu lan: Trước khi alecensa được phê duyệt, thuốc này đã trải qua 3 giai đoạn nghiên cứu pha 1, 2, 3 trong đó pha 1 và 2 để đánh giá hiệu quả, tác dụng phụ và xác định liều lượng hợp lý nhất. Việc giảm 50% liều thì sẽ giảm hiệu quả hay không và như thế nào thì quả thật là không thể trả lời chắc chắn được vì không có nghiên cứu so sánh giữa 2 cách điều trị này.
Post a Comment