Friday, June 1, 2018

So Sánh Điều Trị Miễn Dịch (Immunocheckpoint Inhibitor) và EGFR TKI


Nếu một bệnh nhân vừa có EGFR+ vừa có PD-L1+ > 50% thì lựa chọn nào là đúng, pembrolizumab hay EGFR TKIs như Iressa hoặc Tarceva hoặc Gilotrib? 
Nhiều người chọn pembrolizumab. Lý do?
Kết quả của nghiên cứu KEYNOTE 024 cho ta biết 


So với hóa trị, pembrolizumab cải thiện OS 30.2 tháng so với 14.2 tháng.
Xin nhắc lại là OS 30 tháng, một thời gian dài nhất mà chưa có một phương pháp điều trị ung thư phổi nào có thể đạt được. Trong khi đó các EGFR TKIs thì chưa bao giờ cải thiện được OS sv hóa trị, nếu có (như Gilotrib trong trường hợp đột biến exon 19) thì cũng chỉ vài ba tháng. Nghe có vẻ hợp lý quá chứ!
Nhưng không! Đó chỉ là y học lý luận, còn y học chứng cớ thì sao?
Y học chứng cớ cho ta biết rằng một khi bệnh nhân đã có EGFR+ thì cho dù có PDL1 cao cỡ nào đi nữa thì điều trị với immunocheckpoint inhibitor cho hiệu quả rất tệ hại. Thật vậy, chúng ta hãy xem sơ đồ dưới đây:

Sơ đồ trên cho thấy ở rất nhiều nghiên cứu, thuốc immunocheckpoint inhibitor không hiệu quả khi EGFR+ so với hóa trị.
Hơn nữa, nên nhớ rằng nghiên cứu KEYNOTE 024 không tuyển những bn có EGFR+ nên nếu dẫn chứng cớ nghiên cứu này trong trường hợp nói trên là sai.
Như vậy thì đã rõ, các thuốc điều trị miễn dịch không hề cạnh tranh được với EGFR TKI được giống như sư tử không thể tấn công cá mập được. Hãng Roche, Astra, Boehringer một phen hú vía. Doanh số của các EGFR TKIs không thể sụt giảm vì sự xuất hiện của phương pháp điều trị mới: miễn dịch trị.
Tuy vậy chúng ta cũng phải khâm phục sức mạnh của pembrolizumab nói riêng và các immunocheckpoint inhibitor nói chung trong việc kéo dài OS cho bệnh nhân. Sức mạnh này có lẽ sẽ kinh khủng hơn nếu kết hợp với các thuốc khác.
ASCO 2018 chắc chắn sẽ là dịp hô bày sức mạnh này qua các nghiên cứu: KEYNOTE 189, IMPOWER 150, PACIFIC.
Nghiên cứu KEYNOTE 189 đã thành công trong việc phối hợp hóa trị với pembrolizumab, điều mà các EGFR TKIs đã không làm được.


2 comments:

Unknown said...

Thưa bác sĩ, cháu có đọc bài viết của bác sĩ, nói rằng bệnh nhân có PD-L1 > 50% thì tỉ lệ đáp ứng với Keytruda cũng chưa tới 50%, suy ra PD-L1 không phải là một chỉ điểm đáng tin cậy. Suy ngược lại, đối với bệnh nhân có PD-L1 là 0% thì chưa chắc đã không đáp ứng với Keytruda (theo suy nghĩ của cháu). Như vậy, liệu với bệnh nhân đã qua hóa trị, PD-L1 = 0%, chúng ta có nên thử sử dụng Keytruda không ạ? Và liệu các bác sĩ ở Việt Nam có chấp nhận cách làm này ạ?

Nguyễn Tuấn Khôi said...

Sau khi thất bại với hóa trị, bn có thể được điều trị bằng Keytruda với điều kiện phải có PD-L1 từ 1% trở lên. Đó là kết quả của nghiên cứu KEYNOTE 010. Còn PD-L1 = 0% thì như thế nào thì rất tiếc là chưa có nghiên cứu. Cho nên trong thực hành điều trị cũng phải dựa vào y học chứng cớ qua các nghiên cứu, Câu hỏi lý thú của bạn cũng đã từng được bàn tới trong phần bàn luận cùng bạn đọc. https://nguyentuankhoi.blogspot.com/2016/03/pembrolizumab-keytruda-uoc-fda-phe.html#more