Môi trường
sống của chúng ta có rất nhiều chất hóa học tiềm ẩn nguy cơ gây ung thư. Những
chất đó là gì? Gây ra những loại ung thư gì? Làm sao để né tránh chúng?
Chất hóa
học trong môi trường có thể làm hư hại DNA của tế bào bình thường biến tế bào
bình thường thành tế bào ung thư. Bài này chỉ đề cập đến các chất phổ biến nhất
trong số rất nhiều chất.
1. Amiăng:
Chất này còn có tên gọi là asbestos,
có cấu trúc dạng sợi, ít bị mài mòn, cách điện, cách nhiệt nên được dung
làm tấm lợp nhà (tôn xi măng), thắng xe, vách nhà, vật cách điện. Các vật liệu
có amiăng khi bị nghiền nát sẽ sinh ra
các sợi nhỏ bay vào không khí, con người hít phải các sợi amiăng này sẽ bị ung
thư phổi, ung thư màng phổi. Những công nhân làm trong các nhà máy sản xuất có
chất amiăng có nguy cơ bị bệnh rất cao vì họ hít phải một lượng lớn bụi amiăng
trong mộ thời gian dài. Lợp mái nhà bằng tôn xi măng có nguy cơ gây ung
thư hay không thì cũng chưa biết được vì
tôn xi măng có sinh ra nhiều bụi amiăng hay không ?
Người ta ước tính là sau thảm họa do tấn công vào Trung
tâm Thương mại Thế giới (WTC) tại thành phố New York ngày 11 tháng 9 năm 2001 vì amiăng được
sử dụng trong việc xây dựng Tháp Bắc của WTC, khi tòa nhà bị tấn công, hàng
trăm tấn amiăng đã được thải vào khí quyển. Những người có nguy cơ cao bao gồm
các nhân viên cứu hỏa, cảnh sát, y tá, công nhân xây dựng, và các tình nguyện
viên làm việc trong các đống đổ nát, cư dân ở gần tòa tháp WTC và những người tham dự các trường học gần đó. Những người này đang được được y tế Mỹ
theo dõi sát.
2.
Aflatoxin
Aflatoxin là tên gọi chung của nhiều độc tố được sản xuất bởi một số loại nấm mốc, loại nấm mốc này thường sống trên các cây trồng như bắp, đậu phộng, hạt bông gòn... Tên của loại nấm mốc này là Aspergillus, chúng thường sống ở những vùng khí hậu nóng, ẩm trên thế giới như nước ta.
Aflatoxin là tên gọi chung của nhiều độc tố được sản xuất bởi một số loại nấm mốc, loại nấm mốc này thường sống trên các cây trồng như bắp, đậu phộng, hạt bông gòn... Tên của loại nấm mốc này là Aspergillus, chúng thường sống ở những vùng khí hậu nóng, ẩm trên thế giới như nước ta.
Chất aflatoxin do
nấm Aspergillus sản
xuất có thể gây ô nhiễm cho con
người qua cây trồng trên đồng ruộng, lúc
thu hoạch, lúc
chế biến và trong quá trình bảo quản.
Mọi người có thể được tiếp xúc với các độc tố aflatoxin do ăn phải sản phẩm thực vật bị ô nhiễm đậu phộng, ăn thịt hoặc các sản phẩm sữa từ những con vật đã ăn thức ăn bị ô nhiễm. Nông dân và công nhân nông nghiệp khác có thể tiếp xúc do hít phải bụi phát sinh trong quá trình xử lý và chế biến các loại cây trồng và thức ăn bị ô nhiễm.
Tiếp xúc với các độc tố aflatoxin có liên quan với tăng nguy cơ ung thư gan.
Mọi người có thể được tiếp xúc với các độc tố aflatoxin do ăn phải sản phẩm thực vật bị ô nhiễm đậu phộng, ăn thịt hoặc các sản phẩm sữa từ những con vật đã ăn thức ăn bị ô nhiễm. Nông dân và công nhân nông nghiệp khác có thể tiếp xúc do hít phải bụi phát sinh trong quá trình xử lý và chế biến các loại cây trồng và thức ăn bị ô nhiễm.
Tiếp xúc với các độc tố aflatoxin có liên quan với tăng nguy cơ ung thư gan.
Khi mua các thực phẩm nói trên cần quan sát xem
chúng có bị mốc, đổi màu, nhăn nheo. Đối với thực phẩm đã qua chế biến, nên
chọn nhà sản xuất có uy tín.
3. Arsen
Arsen là một chất tự nhiên có trong không khí, nước và đất. Nó cũng có thể được đưa vào môi trường từ một số quy trình nông nghiệp và công nghiệp, như khai thác mỏ và kim loại nấu chảy. Asen có hai hình thức hữu cơ và vô cơ; các dạng vô cơ là độc hại hơn các dạng hữu cơ.
3. Arsen
Arsen là một chất tự nhiên có trong không khí, nước và đất. Nó cũng có thể được đưa vào môi trường từ một số quy trình nông nghiệp và công nghiệp, như khai thác mỏ và kim loại nấu chảy. Asen có hai hình thức hữu cơ và vô cơ; các dạng vô cơ là độc hại hơn các dạng hữu cơ.
Khói thuốc có nhiều arsen. Trong tự nhiên, có những vùng có mạch nước
ngầm với hàm lượng arsen trong đó cao, uống nước từ nguồn này hoặc ăn cây, trái
trồng ở vùng đất này cũng làm cho cơ thể tiếp xúc nhiều với arsen. Một số thuốc
trừ sâu cũng có hàm lượng arsen rất cao.
Tiếp xúc với hàm lượng lớn, lâu dài với arsen làm tăng nguy cơ ung thư bàng quang (bọng đái). Ngoài ra còn có thể có nguy cơ mắc các bệnh ung thư của da, phổi, đường tiêu hóa, gan, thận, hạch bạch huyết và máu.
Làm thế nào giảm tiếp xúc với arsen ?
Tiếp xúc với hàm lượng lớn, lâu dài với arsen làm tăng nguy cơ ung thư bàng quang (bọng đái). Ngoài ra còn có thể có nguy cơ mắc các bệnh ung thư của da, phổi, đường tiêu hóa, gan, thận, hạch bạch huyết và máu.
Làm thế nào giảm tiếp xúc với arsen ?
Đo hàm lượng arsen trong nước ở từng vùng là biện pháp của các cơ quan
hữu trách để bảo vệ sức khỏe cho con người.
4. Benzen
Benzen được tạo ra do con người trong các khói thải từ các nhà máy hóa
chất, dược phẩm, khói xe.
Benzen cũng có sẵn trong thiên nhiên: dầu mỏ, cháy rừng, núi lửa.
Con người tiếp xúc với benzen qua không khí bị ô nhiễm chất này. Những
công nhân làm trong các nhà máy hóa chất có benzen là người tiếp xúc nhiều nhất
với chất này. Khói thuốc lá chứa nhiều
benzen. Khói xe cũng chứa benzen…
Bezen làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư bạch cầu.
5. Cadmium
Kim loại này thường được dùng để chế tạo pin. Khói thuốc lá cũng có
chứa chất này. Người ta có thể hít phải không khí có chứa cadmium (công nhân
trong các nhà máy tái chế pin nickel–cadmium
- NiCd), hoặc ăn phải thức ăn có nhiễm cadmium từ các cục pin đã phân hủy trong
môi trường.
Để giảm thiểu tiếp xúc với
cadmium cần bỏ thuốc lá, vứt bỏ các pin cũ cần theo đúng quy trình hướng dẫn để
không làm ô nhiễm chất này trong môi trường.
Tiếp xúc với cadmium làm
tăng nguy cơ ung thư phổi.
6. Chất 1,3 butadiene
Chất này để sản xuất sản phẩm
cao su như vỏ, ruột xe. Các nhà máy sản xuất vỏ ruột xe, khói thuốc lá, khói thải
từ xe, đốt vỏ ruột xe trong môi trường… là những nguồn tạo ra 1,3 butadiene làm
con người hít phải và tăng nguy cơ bị ung thư bạch cầu.
7. Chất bezidine
Chất này trước kia được dùng trong phòng xét nghiệm y khoa để thử máu,
nay chỉ còn được dùng trong nhuộm vải, sợi. Hít phải chất này làm tăng nguy cơ
ung thư bàng quang.
8. Formaldehyde (phooc môn)
Chất này được dùng để khử trùng, ướp xác. Hít phải không khí có nhiễm
chất này làm gia tăng nguy cơ ung thư hốc mũi và xoang. Công nhân làm trong các
nhà máy sản xuất formaldehyde, người hút thuốc nhiều, những người làm trong
phòng thí nghiệm, phòng ướp xác là những người tiếp xúc nhiều với nó.
9. Vinyl chloride
Chất này được dùng để sản xuất nhựa PVC làm các chai nhựa, ống hút.
Khói thải của các nhà máy sản xuất nhựa là nguồn cung cấp vinyl chloride trong
môi trường chủ yếu. Hít phải không khí chứa chất này hoặc uống phải nguồn nước
có chất này làm tăng nguy cơ ung thư gan, não, phổi, bạch cầu, hạch. Khói thuốc
lá cũng có chất này.
10. Radon
Radon là chất khí có hoạt tính phóng xạ tạo ra do các chất phóng xạ
như uranium, radium có lẫn trong đất đá. Trong môi trường tự nhiên, chất này
chiếm một lượng rất nhỏ nên không ảnh hưởng đến con người. Tuy nhiên ở những
nơi thông thoáng kém như ở hầm mỏ, chất này tập trung với một hàm lượng cao
hơn.
11. Nhựa than (coal tar):
Là chất dẻo và dính được sản xuất từ than đá, chất này thường được
dung phủ lên lớp nhựa đường đang nóng để làm bóng mặt đường. Hơi nhựa than có
chứa nhiều chất nguy hiểm như bezen, nếu thường xuyên hít phải sẽ làm tăng nguy
cơ ung thư phổi.
12. Bụi gỗ, bụi đá
Thợ mộc, thường xuyên hít phải bụi gỗ do cưa gỗ làm tăng nguy cơ ung
thư hốc mũi, ung thư xoang.
Thợ cắt đá thạch anh do thường xuyên hít phải các tinh thể silic dưới
dạng bụi nhỏ làm tăng nguy cơ ung thư phổi.
Trên đây là một loạt các chất làm tăng
nguy cơ gây ung thư, tôi xin nhấn mạnh là những chất này làm tăng nguy cơ
gây ung thư chứ không phải là chất gây
ung thư. Chất làm tăng nguy cơ ung thư giống như những người lái xe ẩu trên
đường, những người này làm tăng nguy cơ gây tai nạn cho người khác chứ không
phải là chắc chắn những người lái xe ẩu sẽ gây tai nạn cho bất cứ ai đi gần họ.
Vì vậy nếu ai đã có một vài lần tiếp xúc với các chất nói trên thì chớ nên
hoảng sợ.
Nói chung, chúng ta có thể né tránh tiếp xúc với các chất làm tăng
nguy cơ gây ung thư nếu như chú ý những điều sau:
- Thuốc lá tuy nhỏ nhưng lại có có chứa quá nhiều hóa chất độc hại hơn bất cứ nhà máy hóa
chất nào. Không hút thuốc lá và tránh hít phải khói thuốc lá biện pháp quan
trọng để giảm nguy cơ ung thư.
- Các nhà máy hóa chất là nơi thải ra môi trường nhiều loại hóa chất
độc hại không nên sinh sống gần các nhà máy này.
- Các công nhân làm trong các nhà máy có các chất làm tăng nguy cơ
ga6uy ung thư lại là những gười khó né tránh nhất. Các công nhân này nên chú ý
sử dụng các phương tiện bảo hộ lao động, khám sức khỏe định kỳ.
No comments:
Post a Comment