Đột biến EGFR ở exon 19 và exon 21 L858R là nhạy thuốc nên chỉ định điều trị EGFR TKI là hợp lý, ai cũng biết.
Đột biến T790M là nguyên nhân hàng đầu của kháng thuốc EGFR TKI thứ phát, chiếm đến 60% trường hợp.
Vậy thì nếu ngay từ đầu, bệnh nhân có cả hai đột biến trên thì sẽ kháng thuốc hay nhạy thuốc ?
Câu trả lời chắc chắn phải dựa trên thực tế điều trị mới đáng tin cậy chứ không dựa trên cơ chế bệnh sinh mà nói lý thuyết suông.
Xin chú ý là đột biến T790M cũng là đột biến EGFR nhưng theo thói quen khi nói đột biến EGFR thì người ta ám chỉ đến đột biến nhạy thuốc là exon 19 và exon 21 L858R
Để biết thực tế điều trị ở những bệnh nhân có đột biến kép nói trên, ta cần quay lại những nghiên cứu nổi tiếng như IPASS, và EURTAC ...xem trong những bệnh nhân trong nghiên cứu đó có bệnh nhân nào có đb kép hay không? kết quả điều trị ra sao?
Đột biến T790M ngay từ đầu gọi là de novo T790 mutation rất hiếm khi xảy ra.
Nghiên cứu IPASS:
Có 4bn đột biến kép EGFR loại nhạy thuốc và T790M de novo được điều trị Iressa:
- 3 bệnh nhân đáp ứng một phần,
- 1 bệnh nhân bệnh không đổi.
Tác giả Fujita đã nghiên cứu với một số lượng bn lớn hơn: 38 bệnh nhân đb EGFR điều tri Gefitinib
- 7 bn đb kép trong đó đb T790M dương tính mạnh, nhóm bn cho kết quả điều trị tốt bất ngờ! với TTF (time to treatment failure) đến 41 tháng
- trong khi đó 23 bn đb T790M dương tính trung bình có TTF ít hơn, chỉ có 7 tháng;
- nhóm không có đb T790M có TTF 7 tháng.
Tác giả Rosell nghiên cứu 129 bn có đb EGFR nhạy thuốc được điều trị với gefitinib
Trong số này có 45 bn có đb kép T790M có PFS 12 tháng, thấp hơn 6 tháng so với chỉ đột biến EGFR.
Nghiên cứu EUTAC với erlotinib
Cho thấy đột biến kép làm giảm đi PFS 6 tháng (9,7 tháng so với 15,8)
Nghiên cứu của Yu
13 bn có đột biến kép cho thấy tỉ lệ đáp ứng 8% và PFS 1,5 tháng.
Afatinib, một loại EGFR TKI thế hệ thứ 2, không đảo ngược, như vậy trên lý thuyết sẽ không bị ảnh hưởng bởi đb T790M. Thực tế thì sao?
Từ LUX-lung2 và LUX-lung 3 và LUX-lung6 những bn có đb kép cho kết quả rất tốt RR 64% so với 14% chỉ có một đb.
BÀN LUẬN:
1. Kết quả trái ngược nhau một phần là do kỹ thuật thử đb T790M với độ nhạy khác nhau.
2. Vấn đề đột biến kép vẫn chưa có câu trả lời về xử trí
trang riêng của BS NGUYỄN TUẤN KHÔI- KHOA NỘI 1- BVUB, lưu trữ các kiến thức ung thư ---------------------------------------------------------- ---------------------------------- ------------------------------------------------------ Dr. Nguyen Tuan Khoi- Medical Oncologist- Sai Gon, Việt Nam- Email nguyentuankhoibs@gmail.com
Labels
- CẬP NHẬT-BÀN LUẬN (79)
- TÌM HIỂU UNG THƯ (32)
- miễn dịch trị (20)
- CÂU HỎI KHÓ (14)
- Lý thuyết (11)
- BỆNH ÁN (6)
- chuyên gia hội luận (6)
- TRANH LUẬN (4)
- PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ (2)
Subscribe to:
Post Comments (Atom)
4 comments:
Thưa bác sĩ Khôi,
Vậy theo bác sĩ trong trường hợp có đột biến kép ta có nên dùng luôn tagrrisso không ạ.
Cám ơn bác sĩ về những bài cập nhật rất hay trên blog này.
Chúc bác sĩ thật nhiều sức khoẻ và thành công.
Nếu dựa thao lý luận về cơ chế thì nên.
Còn nếu dựa trên y học chứng cớ thì chưa.
Thưa bác sĩ Tuấn Khôi: bác có thể chia sẻ kinh nghiệm trong những TH có De novo T790M được không ạ? Đặc biệt là những trường hợp mà có đột biến kép. Xin cảm ơn bác sĩ ạ!
Tại BVUB có nhiều trường hợp T790M de Novo kèm với đột biến nhạy thuốc.Hầu hết được điều trị với osimertinib. Kết quả rất khác nhau PFS giao động từ tháng đến 18 tháng.
Post a Comment