1.
Bệnh ung thư có lây không?
Không! Ung thư không phải là bệnh
truyền nhiễm.
Trường hợp duy nhất được xem là lây bệnh ung thư là khi ghép
tạng của người bệnh ung thư cho người nhận khiến người này mắc bệnh
ung thư. Tuy nhiên điều này cực kỳ hiếm, xác xuất xảy ra chỉ 2/10 000.
Bác sĩ không bao giờ dùng tạng của người đã từng bị ung thư để ghép
cho người khác.
Nhưng một số ung thư gây ra bởi
siêu vi như HPV (Human Papilloma Virus) gây ung thư cổ tử cung hay vi trùng Helicobacter pylori gây
bệnh ung thư dạ dày thì việc lây nhiễm vi trùng, siêu vi trùng từ
người ung thư sang người bình thường cũng là lây bệnh ung thư có đúng
không?
Người bệnh ung thư có thể truyền
siêu vi trùng, vi trùng cho người bình thường chứ không truyền bệnh ung
thư. Người không bị ung thư cũng lây lan siêu vi trùng hay vi trùng sang
người khác.
2.
Dùng điện thoại di động lâu dài
sẽ dễ bị ung thư?
Chưa có bằng chứng.
Cho đến nay, đã có rất nhiều nghiên cứu, mỗi nghiên cứu khảo sát hàng chục ngàn người ở nhiều
nước Châu Âu, Mỹ để khảo sát xem dùng điện thoại di động có làm tăng
nguy cơ bị ung thư đặc biệt là ung thư não hay không nhưng chưa có nghiên
cứu nào chứng minh được điều này.
Điện thoại di động phát ra sóng vô tuyến, sóng này có năng
lượng rất thấp nên không thể phá hủy DNA của tế bào để biến đổi tế
bào thành tế bào ung thư. Tuy nhiên, điều mà các nhà khoa học lo ngại
là số điện thoại di động được sử dụng ngày càng tăng và độ dài
thời gian mỗi cuộc gọi cũng ngày càng tăng nên tổng cộng năng lượng
do sóng vô tuyến phát ra cũng không thể xem là nhỏ. Hơn nữa, công nghệ
điện thoại nay đã khác trước kia rất nhiều. Vì vậy các nghiên cứu
vẫn đang được tiến hành. Chúng ta cần phải biết tới 2 nghiên cứu vừa
được tiến hành và vài năm nữa sẽ có câu trả lời.
Nghiên cứu thứ nhất: mang tên COSMOS, được khởi đầu từ năm 2010,
khảo sát 290 000 người lớn hơn 18 tuổi sử dụng điện thoại di động
với thời gian theo dõi từ 20-30 năm!
Nghiên cứu thứ hai: mang tên Mobi-Kids theo dõi hai nhóm người tuổi
từ 10-24. Nhóm thứ nhất gồm 2000 người đã bị u não. Nhóm thứ hai
gồm 4000 người không bị bệnh< Mục đích nghiên cứu này để tìm hiểu
xem dùng điện thoại di động có làm cho bệnh nhân tăng nguy cớ u não
hay không. Kềt quả của nghiên cứu này sẽ được công bố vào năm 2016.Hình 1
3.
Chẩn đoán ung thư tức là tuyên
án tử hình cho bệnh nhân ?
Các tiến bộ y học đã giúp các bệnh nhân ung thư có thể kéo
dài cuộc sống đáng kể.
Một số loại bệnh ung thư có tỉ lệ khỏi bệnh hơn 5 năm vượt quá
90% như: ung thư tiền liệt tuyến, ung thư tuyến giáp, ung thư vú.
Việc sống lâu hay không của người bệnh ung thư còn tùy thuộc
tình trạng từng người: giai đoạn sớm hay trễ, loại ung thư gì, điều
trị thành công hay thất bại... Do đó không thể có một kết luận chung
về tiên lượng cho tất cả các bệnh nhân ung thư được.
Nhưng xung quanh tôi có rất nhiều
người bệnh ung thư đã không qua khỏi mặc dù có chũa bệnh ở bệnh
viện chuyên khoa?
Đúng vậy! ...nhưng cũng có vô số người bệnh ung thư đã được
chũa khỏi mà bạn không biết vì hầu như không ai muốn “khoe” về bệnh
của mình cho người khác biết cả. Trong khi đó nếu người bệnh ung thư
trở nặng thì hầu như mọi người đều biết để tới thăm viếng.
Hình 2. Lance Armstrong, vận động viên
đua xe đạp nổi tiếng thế giới, mắc bệnh ung thư tinh hoàn từ năm 1996
đến nay vẫn còn rất khỏe mạnh.
4.
Đã bị bệnh ung thư thì chớ nên
đụng dao đụng kéo (phẫu thuật) vì đụng vào thì bệnh lan xa và nặng
thêm!
Hoàn toàn sai lầm!
Phẫu thuật là biện pháp điều trị tốt nhất để cứu sống bệnh
nhân ung thư. Khi mổ bác sĩ luôn tôn trọng nguyên tắc lấy rộng quanh
khối bướu để bướu được lấy hoàn toàn không còn chừa tế bào ung thư.
Có khi phẫu thuật cần phải “mạnh tay” đến mức lấy cả cơ quan mang
khối bướu mặc dù khối bướu còn nhỏ như ung thư vú, phẫu thuật cắt
toàn bộ vú (phẫu thuật đoạn nhũ).
Nhưng tại sao vẫn có nhiều
trường hợp bệnh không khỏi mặc dù đã được phẫu thuật?
Trường hợp này có thể thuộc về một trong ba tình huống sau:
(1) Phẫu thuật đã thực hiện chỉ là
phẫu thuật tạm bợ nhằm mục đích giảm bớt triệu chứng chứ không
phải là phẫu thuật tận gốc. Loại phẫu thuật này thường dành cho
bệnh nhân ở giai đoạn cuối. VD: phẫu thuật đặt một ống dẫn lưu vào
màng phổi để lấy dịch màng phổi ra ngoài giúp cho bệnh nhân ung thư
phổi giai đoạn cuối bớt khó thở.
(2) Phẫu thuật đã thất bại. Dựa
trên các dữ kiện trước mổ: khám bệnh, siêu âm, X quang, chụp cắt lớp
(CT, MRI) bác sĩ đánh giá có thể mổ được dễ dàng. Tuy nhiên, khi mổ
bác sĩ mới nhận ra là khối bướu đã lan rộng và dính với các cơ
quan xung quanh nên không thể lấy được khối bướu một cách an toàn.
(3) Cũng có khi phẫu thuật được
tiến hành rất tốt đẹp nhưng chỉ sau vài tháng bướu tái phát do bản
chất khối bướu này là tiến triển rất nhanh đặc biệt so với các
loại bướu khác...
5.
Uống một số thảo dược có thể
khỏi được bệnh ung thư
Không có cơ sở khoa học.
Cho đến nay, chưa có một loại thảo dược nào có thể chữa khỏi
ung thư. Một số thảo dược có thể có ích trong việc hỗ trợ điều trị
ung thư chứ không chữa được bệnh ung thư. VD: củ gừng giúp chống ói
trong lúc hóa trị ung thư.
Một số thảo dược còn cản trở hiệu quả điều trị của hóa trị
và xạ trị.
Một số cây có chứa hoạt chất chống ung thư và chỉ có hiệu quả
điều trị chỉ khi chất này được chiết tách ra khỏi cây và biến thành
thuốc điều trị. VD: cây thủy tùng (The Pacific yew Taxus
brevifolia) được chiết tách
chất paclitaxel để chữa bệng ung thư phổi, ung thư buồng trứng...
6.
Trong dòng họ tôi có người bị
ung thư vậy thì tôi sẽ bị ung thư do di truyền.
Có thể đúng nhưng rất hiếm có.
Đại đa số ung thư (95%) là do lối sống gây ra. Thuốc lá, hóa
chất, phóng xạ... gây biến đổi gen (đột biến) khiến sinh bệnh ung thư.
Chỉ 5% là có mang gen dễ bị ung thư do cha mẹ truyền cho.
No comments:
Post a Comment