(BS Nguyễn Tuấn Khôi, đã đăng báo Thuốc và Sức Khoẻ, bút danh BS Nguyên Duy)
Ung thư gan cùng với ung thư phổi là hai loại ung thư thường
gặp nhất ở Việt Nam. Gan là một cơ quan lớn nhất trong cơ thể. Nằm mạn sườn phải,
trong bụng, gan giúp cơ thể thải những chất độc từ máu, tạo ra mật để tiêu hoá
thức ăn, dự trữ đường cho cơ thể.(H1)
Có hai loại ung thư gan: ung thư tế bào gan và ung thư của
các ống dẫn mật trong gan. Ung thư tế bào gan thường gặp hơn ung thư ống dẫn mật
trong gan, bài này sẽ bàn về ung thư tế
bào gan.
1. Triệu
chứng
Khối u gan lớn rất nhanh làm căng bao gan gây đau ở vùng
bờ sườn bên phải.
Có khi u gan không gây đau, bệnh nhân biết được mình bị bệnh
do sờ thấy một khối u ở bờ sườn phải.
Ung thư gan thường gây triệu chứng toàn thân như: chán
ăn, sụt cân, mệt mỏi, buồn ói, ói, đầy bụng, vàng da, vàng mắt.
Các tế bào ung thư
gan có thể xâm nhập vào mạch bạch huyết hoặc mạch máu để đi đến các cơ
quan khác gọi là di căn. TD: ung thư gan di căn đến phổi.
Như vậy, ngoài những triệu chứng khiến chúng ta nghĩ đến
ung thư gan như: đau bờ sườn bên phải, sờ thấy khối u ở vùng bờ sườn phải, vàng
da, vàng mắt còn có những triệu chứng khác lại rất “chung chung” như chán ăn, sụt
cân, mệt mỏi…
2. Chẩn
đoán
Khi nghi ngờ bệnh nhân bị ung thư gan, bác sĩ sẽ thực hiện các biện pháp sau để làm rõ chẩn
đoán.
Siêu
âm bụng:
Dùng máy phát ra sóng âm thanh có tần số cao, sóng âm này
va chạm với các cơ quan trong cơ thể và bị dội lại. Khi sóng âm bị dội lại, máy
này sẽ đón nhận và chuyển đổi thành hình ảnh. Vì âm thanh dội từ khối u gan và
vùng gan bình thường có tần số khác nhau nên siêu âm có thể biết được gan có khối
u hay không, kích thước bao nhiêu. (H2)
Chụp
CT scan
Dùng máy phát tia X chiếu xuyên thấu qua cơ thể dưới nhiều
góc cạnh khác nhau rồi ghi lại thành hình ảnh cắt lớp cơ thể. Bệnh nhân được
tiêm thuốc cản quang nên hình ảnh mạch máu sẽ hiện rõ trên hình chụp. Các khối
u ung thư thường có nhiều mạch máu nuôi nên sẽ hiện lên rất rõ khi được chụp CT
có tiêm thuốc cản quang.
Chụp
MRI
Giống như CT scan, MRI cũng tạo được hình ảnh cắt lớp cơ
thể và cũng dùng chất cản tia bơm vào mạch máu để làm rõ khối u. Hình ảnh do
MRI tạo ra rõ nét hơn CT scan và MRI sử dụng từ trường chứ không phải tia X nên
không gây hại cho bệnh nhân.
Siêu âm, CT, MRI co thấy hình ảnh khối u và phần nào gợi
ý u lành hay u ác chư không thể khẳng định chắc chắn. Sinh thiết khối u gan mới
là biện pháp quan trọng nhất để chẩn đoán chắc chắn ung thư gan. Có 3 cách sinh
thiết u gan: sinh thiết bằng kim nhỏ, sinh thiết bằng kim lõi to, sinh thiết bằng
phẫu thuật nội soi.
Sinh
thiết bằng kim nhỏ (FNA) (H3)
Dùng kim nhỏ chọc xuyên qua da đến khối u gan rồi rút ra
một ít tế bào của khối u gan.
Sinh
thiết bằng kim lõi to
Kim lõi to có thể hút được một mảnh bướu
Sinh
thiết bằng phẫu thuật nội soi
Rạch trên bụng một vết mổ nhỏ rồi luồn ống nội soi vào. Đầu
ống nội soi có đèn và camera giúp quan sát được khối u qua màn hình. Qua ống nội
soi có thể luồn dụng cụ để cắt một mảnh bướu.
Sau khi sinh thiết, mảnh bướu sinh thiết sẽ được gởi về
phòng xét nghiệm để tìm tế bào ung thư bằng cách quan sát dưới kính hiển vi.
Tuy nhiên sinh thiết khối u gan không phải lúc nào cũng dễ
dàng. Trong những trường hợp không thể sinh thiết được chẩn đoán ung thư gan phải
dựa trên nhiều yếu tố kết hợp: siêu âm, CT scan hoặc MRI, thử máu tìm chất AFP,
thử máu xác định nhiễm siêu vi gây viêm gan B và C.
Diễn
tiến
Khối u ung thư gan tăng kích thước dần và xâm lấn các cơ
quan kế cận như túi mật, đại tràng hoặc gieo rắc ổ bụng gây tiết dịch trong bụng
khiến bụng to lên dần.
Các tế bào ung thư có thể xâm nhập mạch máu hoặc mạch bạch
huyết để di căn đến hạch hoặc các cơ quan khác.
Điều
trị
Có nhiều phương pháp điều trị ung thư gan. Việc lựa chọn phương pháp nào là tuỳ
thuộc vào giai đoạn bệnh, chức năng của gan còn tốt hay không, tình trạng xơ
gan kèm theo, thể trạng của bệnh nhân.
Phẫu
thuật
Ung thư gan giai đoạn sớm có thể chữa khỏi bằng phẫu thuật.
Phẫu thuật triệt để của ung thư gan phải lấy đi cả thuỳ gan mang khối bướu, có
khi phải ghép gan nếu phần lớn gan đã cắt đi.
Việc ghép gan không phải luôn luôn thực hiện được vì phải
có gan của người cho phù hợp với người bị ung thư gan. Khoảng 70% bệnh nhân ung
thư gan sống hơn 5 năm nhờ phẫu thuật và ghép gan.
Phá
huỷ tận gốc khối u
Phương pháp này được sử dụng cho giai đoạn sớm
- Dùng sóng tần số cao (radiofrequency ablation [RFA])
làm cho khối u nóng lên và phân huỷ. Phương pháp RFA được dùng khi khối u nhỏ
hơn 3cm, có khoảng 60% bệnh nhân sống hơn 5 năm nhờ điều trị bằng phương pháp
này. Để thực hiện phương pháp này cần phải có một máy tạo sóng cao tần. Đầu
phát sóng cao tần được chọc xuyên qua da, đến thẳng khối u gan. (H4)
- Dùng cồn đậm đặc tiêm thẳng vào khối u gan làm hoại tử.
Phương
pháp TAE và TACE
2 comments:
Xin chào Bác sĩ, Bố em hiện bị chuẩn đoán ung thư gan giai đoạn cuối đã di căn, trước đây 2 năm khi phát hiện khối u trong gan đã sử dụng các biện pháp TACE, đốt sóng cao tần, sau đó chuyển sang dùng Sorefanib và khi thuốc này không còn hiệu quả thì bây giờ sử dụng thuốc truyền keytruda. Sau hai đợt trị liệu hiện nay vẫn chưa có kết quả rõ rệt ngoài việc giảm được các cơn sốt, tuy nhiên bụng vẫn phồng to ở mức vừa vừa chưa xuất hiện mao mạch và chân tay hay bị phù. Hiện nay, qua nghiên cứu thì em có thấy FDA phê chuẩn cho Opdivo (nivolumab) làm giải pháp trị liệu sau khi sorefanib không phát huy tác dụng. Em đọc qua thì Keytruda hay Opdivo cũng nhắm đến PD1 và PDL1, theo em đoán thì Keytruda chưa được chỉ định cho HCC do họ chưa có nghiên cưú riêng với các bệnh nhân HCC. Vậy bác sĩ cho em hỏi có nên thay đổi pháp đồ điều trị từ Keytruda sang Opdivo không, liệu Opdivo có thành phần nào đặc hiệu hơn Keytruda để tác dụng trực tiếp vào tế bào ung thư gan không (vì theo em tìm hiểu gan là nơi rất khó nhận thuốc gây ra khó khăn cho điều trị HCC)
Trong y khoa hiện đại, các BS hay coi trọng y học chứng cớ. Tức là dùng thuốc nào cũng phải có bằng chứng xem thuốc này có dùng cho bao nhiêu bn rồi, hiệu quả ra sao. Có điều tôi ngạc nhiên là bố của bạn đã được dùng Keytruda chứ không phải là Nivolumab vì chứng cớ của Nivolumab đã rõ còn Keytruda thì chưa được chấp thuận,
Câu hỏi của bạn thật là khó xử cho tôi vì quả thật là nivolumab và keytruda (pembrolizumab) là hai thuốc có cơ chế giống hệt nhau (cùng ức chế PD-1). Theo suy luận thông thường thì không nên sử dụng thuốc thứ 2 cùng nhóm nếu như thuôc thứ nhất đã thất bại. Tuy nhiên cũng có lý luận khác l2 tuy có cùng cơ chế tác dụng nhưng có thể cơ chế kháng thuốc thì khác nhau vì vậy nếu kháng với Keytruda thì chưa chắc kháng với nivolumab nên nếu chuyển sang nivolumab thì cũng kh6ng thể xem là sai.
Thông tin mới nhận: Lenvatinib là thuốc dạng viên uống có hiệu quả sau khi kháng thuốc Nexava. Trường hợp này nếu chuyển sang Levatinib là hợp lý nhất
Post a Comment