Saturday, April 24, 2021

PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ TOÀN THÂN UNG THƯ BUỒNG TRỨNG CỦA KHOA NỘI 1- BVUB PHIÊN BẢN 1.2021

 



Phác Đồ Điều Trị Toàn Thân Ung Thư Buồng Trứng

Phiên bản 1.2021

    

    

    



LỜI NÓI ĐẦU

 Quyển phác đồ chẩn đoán và điều trị này được soạn ra nhằm mục đích giúp cho các bác sĩ có thể dễ dàng tham khảo để áp dụng trong thực tế điều trị. Phác đồ lấy căn cứ từ hướng dẫn của hai tổ chức uy tín trên thế giới là NCCN và ESMO, và chọn lọc sao cho thích hợp với phương tiện chẩn đoán và điều trị có sẵn tại Việt Nam; do đó sẽ không đề cập đến những thuốc, những chẩn đoán chưa có sẵn tại Việt Nam.

Chúng tôi sẽ cập nhật thường xuyên những thay đổi của các khuyến cáo của thế giới những thay đổi của phương tiện chẩn đoán điều trị tại Việt Nam, để kịp thời bổ sung cho những phiên bản sau.

BS Nguyễn Tuấn Khôi

MỤC LỤC

 

I. ĐỊNH NGHĨA

II. CHẨN ĐOÁN

1. Lâm sàng

2. Cận lâm sàng

2.1. Chẩn đoán hình ảnh

2.2. Chẩn đoán bệnh học

2.3. Chẩn đoán các dấu ấn sinh học

III. XẾP GIAI ĐOẠN

IV. ĐIỀU TRỊ

1. Điều trị bước đầu

Nguyên tắc điều trị

Sơ đồ 1. Hóa tân hỗ trợ rồi phẫu thuật

Sơ đồ 2. Điều trị toàn thân sau phẫu thuật

1.1. Phác đồ hóa trị sau mổ

1.2. Phác đồ củng cố bằng thuốc ức chế PARP sau hóa trị

1.3. Phác đồ duy trì bevacizumab/ củng cố olaparib sau hóa trị

Tài liệu tham khảo

1.4. Phác đồ hóa trị tân hỗ trợ

Tài liệu tham khảo

2. Điều trị bước 2

Sơ đồ 3. Điều trị tái phát

Sơ đồ 3. Điều trị tái phát

2.1. Phác đồ hóa trị cho tái phát nhạy còn nhạy platin

2.1.1. Phác đồ hóa trị không có bevacizumab

2.1.2. Phác đồ có bevacizumab

2.1.3. Phác đồ củng cố olaparib sau hóa trị

2.1.4. Phác đồ một thuốc dành cho bệnh nhân quá yếu

Tài liệu tham khảo

2.2. Phác đồ hóa trị cho tái phát, tiến triển kháng với platin

2.3. Phác đồ điều trị nội tiết

 

I. ĐỊNH NGHĨA

Phần lớn (90%) ung thư buồng trứng là xuất phát từ lớp tế bào biểu mô buồng trứng cho nên khi nói đến ung thư buồng trứng người ta thường hiểu là ung thư biểu mô buồng trứng còn các ung thư xuất phát từ các phần khác của buồng trứng thì được xếp vào các dạng hiếm gặp của ung thư buồng trứng.

WHO chia ung thư biểu mô buồng trứng làm các dạng sau:

§  serous

§  Brenner (transitional cell)

§  endometrioid

§  mixed epithelial

§  clear cell

§  undifferentiated

§  mucinous

§  unclassified

II. CHẨN ĐOÁN

 

1. Lâm sàng

Rối loạn tiêu hóa:

Chán ăn, đầy bụng, tiêu chảy hoặc táo bón

Rối loạn đi tiểu: tiểu khó, tiểu lắt nhắt, bụng to dần

2. Cận lâm sàng

2.1. Chẩn đoán hình ảnh:

§  Siêu âm bụng

§  CT bụng chậu

§  MRI bụng chậu

§  PET CT

Để đánh giá di căn xa:

§  X quang ngực

§  CT ngực

§  Xạ hình xương

§  MRI não

§  MRI cột sống

2.2. Chẩn đoán bệnh học

Đa số chẩn đoán mô bệnh học được xác định sau mổ.

Nếu dự định hóa trị tân hỗ trợ thì cần phải xác định mô học, tế bào học trước khi hóa trị.

Trong trường hợp không thể xác định mô học, tế bào học trước khi hóa trị thì chẩn đoán sẻ dựa trên lâm sàng, hình ảnh (CT hoặc MRI, hoặc PET CT và CA 125).

2.3. Chẩn đoán các dấu ấn sinh học

-          CA125: là dấu ấn được sử dụng nhiều nhất trong ung thư buồng trứng, thường dùng để chẩn đoán, đánh giá đáp ứng điều trị và theo dõi bệnh tiến triển, tái phát hoặc di căn.

-       ROMA test: bao gồm CA125 và HE4

o    Phụ nữ còn kinh: nguy cơ ác tính cao ≥ 12.1%

o    Phụ nữ mãn kinh: nguy cơ ác tính cao ≥ 27.7%

Xét nghiệm gen BRCA1/BRCA2 giúp tiên lượng bệnh, lựa chọn các thuốc điều trị nhắm trúng đích, đánh giá khả năng mắc bệnh ung thư buồng trứng di truyền.

 

III. XẾP GIAI ĐOẠN

Chẩn đoán giai đoạn theo FIGO (Hiệp hội Sản phụ khoa Quốc tế) phiên bản lần thứ 8 năm 2017

FIGO

Tiêu chuẩn 

I

Bướu khu trú trong buồng trứng (một hoặc hai bên) hoặc vòi trứng.

IA

Bướu giới hạn trong một buồng trứng hoặc vòi trứng, không có bướu trên bề mặt buồng trứng, không có tế bào ác tính trong dịch báng hay dịch rửa phúc mạc.

IB

Bướu giới hạn trong hai buồng trứng hoặc vòi trứng, không có bướu trên bề mặt buồng trứng, không có tế bào ác tính trong dịch báng hay dịch rửa phúc mạc.

IC

Bướu giới hạn trong một hoặc hai buồng trứng với một trong các vấn đề:

IC1

Vỡ vỏ bao trong lúc phẫu thuật

IC2

Vỡ vỏ bao trước phẫu thuật hoặc bướu trên bề mặt buồng trứng/ vòi trứng.

IC3

Tế bào ác tính trong dịch báng hoặc dịch rửa phúc mạc.

II

Bướu một hay hai buồng trứng/ vòi trứng lan rộng vùng chậu hoặc ung thư màng bụng nguyên phát.

IIA

Lan rộng và/hoặc gieo rắc tử cung và/hoặc vòi trứng và/hoặc buồng trứng.

IIB

Lan rộng và/hoặc gieo rắc những mô khác của vùng chậu.

III

Bướu một hay hai buồng trứng hay vòi trứng với di căn phúc mạc ngoài. vùng chậu trên vi thể và/hoặc di căn hạch vùng.

IIIA1

Chỉ hạch sau phúc mạc dương tính (xác định bằng mô học).

 

 

IIIA1(i)

Di căn nhỏ hơn hoặc bằng 10mm đường kính lớn nhất.

IIIA1(ii)

Di căn lớn hơn 10mm đường kính lớn nhất.

IIIA2

Di căn phúc mạc ngoài vùng chậu trên vi thể có hoặc không có di căn hạch sau phúc mạc.

IIIB

Di căn phúc mạc vượt khỏi vùng chậu trên đại thể nhỏ hơn hoặc bằng 2cm trên đường kính lớn nhất, có hoặc không có di căn hạch sau phúc mạc.

IIIC

Di căn phúc mạc vượt khỏi vùng chậu trên đại thể lớn hơn 2cm trên đường kính lớn nhất, có hoặc không có di căn hạch sau phúc mạc (bao gồm sự lan rộng của bướu đến vỏ bao gan, lách nhưng không xâm lấn nhu mô).

IV

Di căn xa, bao gồm tràn dịch mằng phổi với tế bào học dương tính, di căn nhu mô gan hoặc lách, di căn các cơ quan ngoài ổ bụng (bao gồm hạch bẹn và hạch ngoài ổ bụng), xâm lấn thành ruột.

IVA

Tràn dịch màng phổi với tế bào học dương tính.

IVB

Di căn nhu mô gan hoặc lách, di căn các cơ quan ngoài ổ bụng (bao gồm hạch bẹn và hạch ngoài ổ bụng), xâm lấn thành ruột.

IV. ĐIỀU TRỊ

1. Điều trị bước đầu

Nguyên tắc điều trị

(1) Phẫu thuật là phương pháp điều trị chủ yếu cho mọi giai đoạn. Hóa trị hỗ trợ làm tăng hiệu quả của phẫu thuật. Trình tự điều trị thường là phẫu thuật trước rồi hóa trị. Một số trường hợp đặc biệt sẽ hóa trị tân hỗ trợ rồi phẫu thuật.




 

(2) Phẫu thuật rồi hóa trị sau mổ được áp dụng cho hầu hết các bệnh nhân, ngoại trừ những trường hợp sau:

§  Giai đoạn I hoặc IB (grade 1) với mô học là serous, mucinous, endometrioid, bướu Brenner.

§  Giai đoạn I hoặc IB (grade 2) chưa có chứng cớ rõ ràng là có nên hóa trị sau mổ hay không?

(3) Có thể hóa trị tân hỗ trợ 3-4 chu kỳ rồi phẫu thuật, sau đó tiếp tục hóa trị hỗ trợ 4-6  đợt.

(4) Với hóa trị tân hỗ trợ:

§  Chỉ dịnh phải được đề nghị bởi phẫu thuật viên (Khoa Ngoại).

§  Trong trường hợp không có chẩn đoán mô bệnh học hoặc tế bào học trước khi hóa trị, việc hóa trị vẫn được tiến hành với chẩn đoán dựa trên: lâm sàng, hình ảnh, dấu ấn sinh học (CA 125, HE-4)

(5) Điều trị toàn thân ung thư buồng trứng gồm: hóa trị, chống sinh mạch (bevacizumab),

      nhắm trúng đích (thuốc ức chế PARP).

(6) Hóa trị trong ổ bụng (IP), hóa trị liều cao, hàng tuần chưa nên áp dụng tại BV Ung Bướu hiện nay vì nguy cơ cho bệnh nhân rất cao.

 



 


 

Sơ đồ 2. Điều trị toàn thân sau phẫu thuật

 

1.1. Phác đồ hóa trị sau mổ

          Paclitaxel 175 mg/m2 IV trong 3 giờ/ carboplatin AUC 5-6 IV trong 1 giờ; mỗi 3 tuần x 6 chu kỳ  [1] hoặc

          Docetaxel 60-75 mg/m2 IV trong 1 giờ/  carboplatin AUC 5-6 IV trong 1 giờ;  mỗi 3 tuần x 6 chu kỳ [2 hoặc

          Paclitaxel 175 mg/m2 IV; carboplatini AUC 5–6 IV, bevacizumab 7.5 mg/kg IV mỗi 3 tuần rồi duy trì bevacizumab mỗi 3 tuần[3] (bevacizumab truyền từ chu kỳ 2 của hóa trị và duy trì cho đủ 17 chu kỳ).

          Carboplatin AUC 5 IV + ated liposomal doxorubicin 30 mg/m2 IV mỗi 4 tuần 3–6 chu kỳ [6]



Phác đồ hóa trị sau mổ cho bệnh nhân > 70 tuổi và/hoặc có kèm theo yếu tố nguy cơ

     Paclitaxel 135 mg/m2 IV + carboplatin AUC 5 IV mỗi 3 tuần x 6 chu kỳ

     Paclitaxel 60 mg/m2 IV trong 1 giờ/ carboplatin AUC 2 IV trong 30 phút. N1, 8, 15; mỗi 3 tuần x 6 chu kỳ (18 tuần)

          Carboplatin AUC 5 IV mỗi 3 tuần

1.2. Phác đồ củng cố bằng thuốc ức chế PARP sau hóa trị

Sau hóa trị như mục 1.1

          Olaparib, viên nén: 150 mg uống 2v x 2 [4], [5]

1.3. Phác đồ duy trì bevacizumab/ củng cố olaparib sau hóa trị

Sau khi chấm dứt 6 đợt hóa trị/ bevacizumab, nếu bệnh không tiến triển sẽ điều trị tiếp tục với bevacizumab và olaparib[7] nếu BRCA (+) hoặc HRD (+)

Tài liệu tham khảo

1. Bell J, Brady MF, Young RC, Lage J, Walker JL, Look KY. Randomized phase III trial of three versus six cycles of adjuvant carboplatin and paclitaxel in early stage epithelial ovarian carcinoma: Gynecologic Oncology Group study. Gynecol Oncol. 2006 Sep. 102(3):432-9.

2. Vasey PA, Jayson GC, Gordon A, Gabra H, Coleman R, Atkinson R. Phase III randomized trial of docetaxel-carboplatin versus paclitaxel-carboplatin as first-line chemotherapy for ovarian carcinoma. J Natl Cancer Inst. 2004 Nov 17. 96(22):1682-9.

3. Coleman RL, Brady RF, Herzog TJ, et al. A phase III randomized controlled clinical trial of carboplatin and paclitaxel alone or in combination with bevacizumab followed by bevacizumab and secondary cytoreductive surgery in platinum-sensitive, recurrent ovarian, peritoneal primary and fallopian tube cancer. Presented at: Society of Gynecologic Oncology’s Annual Meeting on Women’s Cancer 2015; March 28-31, 2015; Chicago, IL. Abstract 3.

4. FDA approves olaparib tablets for maintenance treatment in ovarian cancer. U.S. Food and DrugAdministration.  https://www.fda.gov/drugs/infformationondrugs/approveddrugs/ucm572143.htm. August 17, 2017; Accessed: April 10, 2018

5. Pujade-Lauraine E, Ledermann JA, Selle F, Gebski V, Penson RT, Oza AM, et al. Olaparib tablets as maintenance therapy in patients with platinum-sensitive, relapsed ovarian cancer and a BRCA1/2 mutation (SOLO2/ENGOT-Ov21): a double-blind, randomised, placebo-controlled, phase 3 trial. Lancet Oncol. 2017 Jul 25.

6. Pignata S, Scambia G, Ferrandina G, et al. Carboplatin plus paclitaxel versus carboplatin plus pegylated liposomal doxorubicin as first-line treatment for patients with ovarian cancer: the MITO-2 randomized phase III trial. J Clin Oncol 2011;29:3628-3635. Available at: http://www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/21844495.

7. FDA approves olaparib plus bevacizumab as maintenance treatment for ovarian, fallopian tube, or primary peritoneal cancers U.S. Food and Drug Administration.  https://www.fda.gov/drugs/drug-approvals-and-databases/fda-approves-olaparib-plus-bevacizumab-maintenance-treatment-ovarian-fallopian-tube-or-primary

1.4. Phác đồ hóa trị tân hỗ trợ

Hóa trị tân hỗ trợ từ 3-4 chu kỳ. Phác đồ này lại được tiếp tục 3 chu kỳ sau mổ

          Paclitaxel 175 mg/m2 IV trong 3 giờ/ carboplatin AUC 5-6 IV trong 1 giờ ;  mỗi 3 tuần x 6 chu kỳ [1] hoặc

          Docetaxel 60-75 mg/m2 IV trong 1 giờ/  carboplatin AUC 5-6 IV trong 1 giờ;  mỗi 3 tuần x 6 chu kỳ [2 

Tài liệu tham khảo

1. Vergote I, Trope CG, Amant F, Kristensen GB, Ehlen T, Johnson N. Neoadjuvant chemotherapy or primary surgery in stage IIIC or IV ovarian cancer. N Engl J Med. 2010 Sep 2. 363(10):943-53.

2. Kehoe S, Hook J, Nankivell M, Jayson GC, Kitchener H, Lopes T, et al. Primary chemotherapy versus primary surgery for newly diagnosed advanced ovarian cancer (CHORUS): an open-label, randomised, controlled, non-inferiority trial. Lancet. 2015 Jul 18. 386 (9990):249-57. 

 

2. Điều trị bước 2

Sau điều trị bước đầu (phẫu thuật /hóa trị) các tình huống sau có thể xảy ra:

(1) Bệnh tiến triển

(2) Bệnh không đổi

(3) Đáp ứng một phần

(4) Đáp ứng hoàn toàn

§  Đối với (1), (2) bệnh nhân sẽ chuyển sang điều trị bước 2 theo tình huống kháng với platin ((Điều trị theo Mục 2.1)

Đối với (3), (4) bệnh nhân được theo dõi cho đến khi bệnh tiến triển hoặc tái phát.

§  Nếu bệnh tiến triển hoặc tái phát chưa đến 6 tháng tính từ khi bắt đầu hóa trị sẽ được xem như kháng với platin. (Điều trị theo Mục 2.2)

§  Nếu bệnh tiến triển hoặc tái phát > 6 tháng tính từ khi bắt đầu hóa trị sẽ được xem như còn nhạy với platin. (Điều trị theo Mục 2.1)




2.1. Phác đồ hóa trị cho tái phát nhạy còn nhạy platin

2.1.1. Phác đồ hóa trị không có bevacizumab

·         Carboplatin AUC 5 IV/ liposomal doxorubicin 30 mg/m2 IV trong 30 phút; mỗi 4 tuần x 6 chu kỳ [1] hoặc

·         Paclitaxel 175 mg/m2 IV trong 3 giờ; carboplatin AUC 5 IV trong 1 giờ; mỗi 3 tuần x 6 chu kỳ [2] hoặc

·         Paclitaxel 80 mg/m2 IV trong 1 giờ hàng tuần N1, 8, 15; carboplatin AUC 6 IV trong 1 giờ;  mỗi 3 tuần x 6 chu kỳ[3]  hoặc

·         Docetaxel 75 mg/m2 IV trong 1 giờ/  carboplatin AUC 5 IV trong 1 giờ ; mỗi 3 tuần x 6 chu kỳ [5hoặc

·         Gemcitabine 1000 mg/m2 IV trong 30 phút N1, 8; carboplatin AUC 4 IV trong 1 giờ N1; mỗi 3 tuần x 6 chu kỳ [6]

2.1.2. Phác đồ có bevacizumab

          Bevacizumab 7.5 mg/kg IV 30-90 phút; carboplatin AUC 5-6 IV; paclitaxel 175 mg/m2 IV trong 3 giờ  mỗi 3 tuần x 6 chu kỳ, bevacizumab 7.5 mg/kg mỗi 3 tuần (bevacizumab truyền từ chu kỳ 2 của hóa trị và duy trì cho đủ 17 chu kỳ) [7]  hoặc

          Bevacizumab 15 mg/kg IV vào N1; carboplatin IV AUC 4 vào N1; gemcitabine 1000 mg/m2 IV vào N1, 8 mỗi 3 tuần x 6-10 chu kỳ sau đó duy trì bevacizumab mỗi 3 tuần cho đến khi bệnh tiến triển[8]

2.1.3. Phác đồ củng cố olaparib sau hóa trị

2.1.4. Phác đồ một thuốc dành cho bệnh nhân quá yếu

Bevacizumab 15mg/kg IV mỗi 3 tuần cho đến khi bệnh tiến triển hay có độc tính không chấp nhận được[9].

Olaparib (cho bước ≥ 3)  [10]

                Viên nén: 150 mg uống 2v x 2

Tài liệu tham khảo

1. Wagner U, Marth C, Largillier R, et al. Final overall survival results of phase III GCIG CALYPSO trial of pegylated liposomal doxorubicin and carboplatin vs paclitaxel and carboplatin in platinum-sensitive ovarian cancer patients. Br J Cancer. 2012 Aug 7. 107(4):588-91. 

2. Parmar MK, Ledermann JA, Colombo N, et al. Paclitaxel plus platinum-based chemotherapy versus conventional platinum-based chemotherapy in women with relapsed ovarian cancer: the ICON4/AGO-OVAR-2.2 trial. Lancet. 2003 Jun 21. 361(9375):2099-106.

3. Katsumata N, Yasuda M, Takahashi F, Isonishi S, Jobo T, Aoki D. Dose-dense paclitaxel once a week in combination with carboplatin every 3 weeks for advanced ovarian cancer: a phase 3, open-label, randomised controlled trial. Lancet. 2009 Oct 17. 374(9698):1331-8

4. Vasey PA, Jayson GC, Gordon A, Gabra H, Coleman R, Atkinson R. Phase III randomized trial of docetaxel-carboplatin versus paclitaxel-carboplatin as first-line chemotherapy for ovarian carcinoma. J Natl Cancer Inst. 2004 Nov 17. 96(22):1682-91

5. Strauss HG, Henze A, Teichmann A, et al. Phase II trial of docetaxel and carboplatin in recurrent platinum-sensitive ovarian, peritoneal and tubal cancer. Gynecol Oncol 2007;104:612-616

6. Pfisterer J, Plante M, Vergote I, et al. Gemcitabine plus carboplatin compared with carboplatin in patients with platinum-sensitive recurrent ovarian cancer: an intergroup trial of the AGO-OVAR, the NCIC CTG, and the EORTC GCG. J Clin Oncol 2006;24:4699-4707.

7. Coleman RL, Brady RF, Herzog TJ, et al. A phase III randomized controlled clinical trial of carboplatin and paclitaxel alone or in combination with bevacizumab followed by bevacizumab and secondary cytoreductive surgery in platinum-sensitive, recurrent ovarian, peritoneal primary and fallopian tube cancer. Presented at: Society of Gynecologic Oncology’s Annual Meeting on Women’s Cancer 2015; March 28-31, 2015; Chicago, IL. Abstract 3.

8. Aghajanian C, Goff B, Nycum LR, Wang YV, Husain A, Blank SV. Final overall survival and safety analysis of OCEANS, a phase 3 trial of chemotherapy with or without bevacizumab in patients with platinum-sensitive recurrent ovarian cancer. Gynecol Oncol. 2015 Oct. 139 (1):10-6

9. Burger RA, Sill MW, Monk BJ, et al. Phase II trial of bevacizumab in persistent or recurrent epithelial ovarian cancer or primary peritoneal cancer: a Gynecologic Oncology Group Study. J Clin Oncol 2007;25:5165-5171

10. Kaufman B, Shapira-Frommer R, Schmutzler RK, et al. Olaparib monotherapy in patients with advanced cancer and a germline BRCA1/2 mutation. J Clin Oncol

2.2. Phác đồ hóa trị cho tái phát, tiến triển kháng với platin

Có thể áp dụng cho bước ≥ 2

Phác đồ không bevacizumab

·         Liposomal doxorubicin 40-50 mg/m2 IV 30 phút mỗi 3 tuần[1, 2, 3] hoặc

·         Gemcitabine 1000 mg/m² IV trong 30 phút N1, 8 mỗi 3 tuần [2, 3, 4] hoặc

·         Topotecan 1.25-1.5 mg/m2 IV trong 30 phút N1-5 mỗi 3 tuần [1, 5] hoặc

·         Paclitaxel 80 mg/m2 IV trong 1 giờ hàng tuần [6, 7, 8] hoặc

·         Docetaxel 75-100 mg/m2 IV trong 1 giờ mỗi 3 tuần [9, 10] hoặc

·         Etoposide 50 mg/m2/day uống mỗi ngày x 21 ngày mỗi 4 tuần[11] hoặc

Phác đồ có bevacizumab

·         Bevacizumab 10 mg/kg IV mỗi 2 tuần hoặc 15mg/kg IV kết hợp với một trong những phác đồ hóa trị sau[13] :

paclitaxel 80 mg/m2 IV N1, 8, 15, 22 mỗi 4 tuần hoặc

pegylated liposomal doxorubicin 40 mg/m2 IV N1 mỗi 4 tuần hoặc

topotecan 4 mg/m2 IV N1, 8, 15 mỗi 4 tuần hoặc 1.25 mg/m2 N1-5 mỗi 3 tuần 

 

Tài liệu tham khảo

1. Gordon AN, Tonda M, Sun S, Rackoff W,. Long-term survival advantage for women treated with pegylated liposomal doxorubicin compared with topotecan in a phase 3 randomized study of recurrent and refractory epithelial ovarian cancer. Gynecol Oncol. 2004 Oct. 95(1):1-8.

2. Mutch DG, Orlando M, Goss T, Teneriello MG, Gordon AN, McMeekin SD. Randomized phase III trial of gemcitabine compared with pegylated liposomal doxorubicin in patients with platinum-resistant ovarian cancer. J Clin Oncol. 2007 Jul 1. 25(19):2811-8.

3. Ferrandina G, Ludovisi M, Lorusso D, Pignata S, Breda E, Savarese A. Phase III trial of gemcitabine compared with pegylated liposomal doxorubicin in progressive or recurrent ovarian cancer. J Clin Oncol. 2008 Feb 20. 26(6):890-6. 

4. Markman M, Webster K, Zanotti K, Kulp B, Peterson G, Belinson J. Phase 2 trial of single-agent gemcitabine in platinum-paclitaxel refractory ovarian cancer. Gynecol Oncol. 2003 Sep. 90(3):593-6. 

5. Sehouli J, Stengel D, Harter P, et al. Topotecan Weekly Versus Conventional 5-Day Schedule in Patients With Platinum-Resistant Ovarian Cancer: a randomized multicenter phase II trial of the North-Eastern German Society of Gynecological Oncology Ovarian Cancer Study Group. J Clin Oncol. 2011 Jan 10. 29(2):242-8. 

6. Markman M, Blessing J, Rubin SC, Connor J, Hanjani P. Phase II trial of weekly paclitaxel (80 mg/m2) in platinum and paclitaxel-resistant ovarian and primary peritoneal cancers: a Gynecologic Oncology Group study. Gynecol Oncol. 2006 Jun. 101(3):436-40. 

7. Bruzzone M, Catsafados E, Miglietta L, et al. Salvage chemotherapy with paclitaxel in platinum-resistant advanced ovarian cancer patients. Oncology. 1996 Sep-Oct. 53(5):349-53. 

8. Gore ME, Levy V, Rustin G, et al. Paclitaxel (Taxol) in relapsed and refractory ovarian cancer: the UK and Eire experience. Br J Cancer. 1995 Oct. 72(4):1016-9. 

9. Verschraegen CF, Sittisomwong T, Kudelka AP, et al. Docetaxel for patients with paclitaxel-resistant Müllerian carcinoma. J Clin Oncol. 2000 Jul. 18(14):2733-9. 

10. Rose PG, Blessing JA, Ball HG, Hoffman J, Warshal D, DeGeest K, et al. A phase II study of docetaxel in paclitaxel-resistant ovarian and peritoneal carcinoma: a Gynecologic Oncology Group study. Gynecol Oncol. 2003 Feb. 88(2):130-5. 

11. Rose PG, Blessing JA, Mayer AR, Homesley HD. Prolonged oral etoposide as second-line therapy for platinum-resistant and platinum-sensitive ovarian carcinoma: a Gynecologic Oncology Group study. J Clin Oncol. 1998 Feb. 16(2):405-10. 

12. Coleman RL, Brady WE, McMeekin DS, et al. A phase II evaluation of nanoparticle, albumin-bound (nab) paclitaxel in the treatment of recurrent or persistent platinum-resistant ovarian, fallopian tube, or primary peritoneal cancer: a Gynecologic Oncology Group study. Gynecol Oncol. 2011 Jul. 122(1):111-5. 

13. Pujade-Lauraine E, Hilpert F, Weber B, Reuss A, Poveda A, Kristensen G, et al. Bevacizumab combined with chemotherapy for platinum-resistant recurrent ovarian cancer: The AURELIA open-label randomized phase III trial. J Clin Oncol. 2014 May 1. 32(13):1302-8. 

 

2.3. Phác đồ điều trị nội tiết

Dành điều trị triệu chứng cho những bệnh nhân không thể hóa trị (quá yếu, đã hóa trị nhiều bước).

·         Tamoxifen 20 mg uống 2 lần/ ngày hoặc

·         Letrozole 2.5 mg uống mỗi ngày

Tài liệu tham khảo

1.        Hatch KD, Beecham JB, Blessing JA, Creasman WT. Responsiveness of patients with advanced ovarian carcinoma to tamoxifen. A Gynecologic Oncology Group study of second-line therapy in 105 patients. Cancer. 1991 Jul 15. 68(2):269-71. 

2.        Markman M, Iseminger KA, Hatch KD, Creasman WT, Barnes W, Dubeshter B. Tamoxifen in platinum-refractory ovarian cancer: a Gynecologic Oncology Group Ancillary Report. Gynecol Oncol. 1996 Jul. 62(1):4-6. 

3.        Williams C, Simera I, Bryant A. Tamoxifen for relapse of ovarian cancer. Cochrane Database Syst Rev. 2010 Mar 17. CD001034. 

4.        Smyth JF, Gourley C, Walker G, et al. Antiestrogen therapy is active in selected ovarian cancer cases: the use of letrozole in estrogen receptor-positive patients. Clin Cancer Res. 2007 Jun 15. 13(12):3617-22. 

No comments: