Wednesday, May 13, 2015

PHẪU THUẬT ĐỂ NGĂN NGỪA UNG THƯ

PHẪU THUẬT ĐỂ NGĂN NGỪA UNG THƯ
 BS Nguyễn Tuấn Khôi - Bút danh BS Nguyên Duy.   (Báo Thuốc và Sức Khoẻ 15/5/2015)

Năm 2013 Angelina Jolie, ngôi sao điện ảnh nổi tiếng thế giới đã quyết định nhập viện để cắt bỏ hoàn toàn hai tuyến vú của mình để ngăn ngừa ung thư vú. Tháng 3 năm nay trên tờ The New York Times cô cho hay là đã vừa được phẫu thuật cắt bỏ hai buồng trứng và ống dẫn trứng để ngừa bệnh ung thư buồng trứng. Hai quyết định nói trên làm xôn xao dư luận của những người có quan tâm đến điện ảnh thế giới. Nhiều người cho rằng đó là quyết định điên rồ, dại dột. Có đúng như vậy không ?




Báo sẽ ra vào thứ 6 tuần này. Xin mua để đọc!

5 comments:

Anonymous said...

Cần đặt lên bàn cân về lợi - hại của việc cắt hay không cắt.

1. Đặt vấn đề:
Nữ tài tử mang đột biến BRCA1:
Nguy cơ mắc ung thư vú trước tuổi 70 là 55 - 65% (http://www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/12677558, http://www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/17416853), so với 12% trong cộng đồng.
Nguy cơ mắc ung thư buồng trứng là 39% () so với 1,3% trong cộng đồng.
Những nguy cơ trên là rất cao. Vậy phải làm gì để giảm nguy cơ?
2. Các biện pháp giảm nguy cơ (chỉ là giảm nguy cơ chứ không thể khẳng định 100% là triệt tiêu được nguy cơ)
2.1 Tầm soát thường xuyên để phát hiện và điều trị kịp thời? Thường xuyên là bao lâu?
Vú: khám, chụp nhũ ảnh, MRI, v.v.
Buồng trứng: chưa có cách tầm soát hiệu quả, bệnh nhân có thể được hẹn siêu âm mỗi 6 tháng nhưng ung thư có thể xuất hiện và di căn giữa 2 lần siêu âm!
2.2. Phòng ngừa bằng thuốc: (tamoxifen): hiệu quả chưa rõ ở người mang đột biến BRCA1 (ung thư vú), (hormone: giảm 50% nguy cơ ung thư buồng trứng). (http://www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/17196508)
2.3. Phòng ngừa bằng phẫu thuật: giảm được 80% nguy cơ tử vong do ung thư buồng trứng, giảm 56% nguy cơ tử vong do ung thư vú, giảm 77% nguy cơ tử vong do 1 trong 2 loại ung thư kể trên (http://www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/20810374)
3. Kết luận: đặt lên bàn cân thì phẫu thuật cắt bỏ 2 vú, buồng trứng, vòi trứng để dự phòng trong trường hợp này làm giảm nguy cơ đậm nhất.
Chúng ta chỉ biết làm việc với con số, cân nhắc lợi - hại và hi vọng. Việc phẫu thuật, dĩ nhiên cũng có rủi ro của nó liên quan đến gây mê, chảy máu, nhiễm trùng, phản vệ v.v. nhưng chưa được bàn tới ở đây.

Chúc BS Khôi luôn khỏe để cập nhật kiến thức cho mọi người!

Nguyễn Tuấn Khôi said...

Nhận xét này của một người quên đề tên nên không biết là ai nhưng tôi đoán là một bác sĩ chuyên về ung thư có "võ công rất cao". Cao là vì chưa đầy 1 giờ sau khi "post" đoạn giới thiệu lên thì vị này đã cho những nhận xét vô cùng sâu sắc. Cám ơn rất nhiều!

Anonymous said...

Anh quá lời rồi, em chỉ đáng học trò của anh thôi. Cả gan bình loạn nên không dám để tên. Thật ra ý kiến trên còn chưa đủ rộng và đủ sâu:
Chưa đủ rộng vì chưa xét đến các yếu tố nguy cơ khác như tiền căn ung thư vú / buồng trứng trong gia đình (nhất là trực hệ, hoặc nam giới có ung thư vú). (http://www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/8299086)
Chưa đủ sâu vì chưa xét rõ loại đột biến BRCA1 của bệnh nhân cụ thể là đột biến gì, ảnh hưởng chức năng và nguy cơ là bao nhiêu.
Mong anh đại xá và chỉ bảo thêm! Kính,

Nguyễn Tuấn Khôi said...

He, He. Bạn đã làm theo điều 5 của năm lời Bác dạy rồi đó. Bái phục!

BS NGUYỄN HỮU HÒA said...

Khoa học không có chỗ cho lớn nhỏ, học trò ở đây, coi chừng chúng ta quen lề thói chính trị.
Đoạn nhũ 2 bên phòng ngừa ung thư vú đã đề cập từ rất lâu, nhưng cho đến khi có trường hợp người mẫu nổi tiếng thì mọi người mới biết đến.
Đưa y văn ra dẫn chứng và suy luận các tình huống là OK, nhưng phải đưa vào thực tế cụ thể thì càng OK nữa.
Xử lý tình huống y khoa nói chung, hay điều trị bệnh là cho từng người, lựa chọn sao cho phù hợp với y học và bệnh nhân mong muốn với sự hiểu biết là OK. Tất nhiên, khi áp dụng một phương pháp để phòng ngừa ung thư vú điều có ưu và khuyết điểm, không có lưỡng toàn kỳ mỹ.

Chẳng hạn, phẫu thuật đoạn nhũ 2 bên phòng ngừa ung thư vú có ưu điểm tỉ lệ cao nhất ngăn ngừa ung thư vú so với các biện pháp khác, nhưng bù lại khuyết điểm về vấn đề thẫm mỹ, nuôi con bằng sữa mẹ, nguy cơ phẫu thuật như bạn nói. nhưng người mẫu này tin tưởng vào kỹ thuật tái tạo vú của BS Hoa Kỳ, sữa nhân tạo và an toàn phẫu thuật với nguy cơ biến chứng phẫu thuật thấp và bằng không đối với bản thân mình, rồi chi phí và OK thì thực hiện.
Nhưng nếu người sợ mổ, muốn nuôi con sữa mẹ, không thích tái tạo vú, không có tiền mổ... thì có chọn phương pháp khác và chấp nhận tỉ lệ thành công ngăn ngừa ung thư vú thấp hơn.