Saturday, December 19, 2015

ĐÔNG TÂY Y KẾT HỢP - ESMO ASIA15

ESMO 2015 (Hội Thảo Ung thư Châu Âu) đã diễn ra ở tại Áo vào tháng 9, nhưng hiện đang có thêm ESMO Asia diễn ra trong 5 ngày tại Singapore.
Mục đích của hội thảo này không phải để diễn lại những gì đã xảy ra tại ESMO Áo. Theo ông Rolf A. Stahel, chủ tịch ESMO "to bridge the gap between Asian oncologists and their European counterparts" tức là tạo cầu nối giữa các bác sĩ Á và Âu để từ đó có thể "leveraging the multicultural and professional diversity inherent to both Asia and Europe" tận dụng sự đa dạng đa văn hóa và y khoa của 2 châu lục.









Quả đúng như lời ông nói, sáng qua bài trình bày nổi bật trong hội thảo là của ông Tasuku Honjo (Nhật Bản), một tên tuổi xa lạ trong ngành ung thư so với những cái tên nổi như cồn như Tony Mok, Scaglioti... nhưng nếu không có những nhà khoa học ẩn mình như ông thì các ông này không thể nổi tiếng như vậy.
Nhờ bài trình bày sáng qua trong phiên lecture chúng ta mới biết Tasuku Honjo chính là người phát hiện ra PD-1


Câu chuyện như sau:
Vào 1990 ông và cộng sự tìm thấy một gene chuyên làm một nhiệm vụ là làm tế bào chết theo chương trình đã định (programmed cell death). Gene này là gene bình thường và cần thiết nhằm thải trừ những tế bào không còn cần thiết cho cơ thể. Ông đặt tên nó là PD-1 (Programmed Cell Death 1).
Cho đến năm 2000, ông làm thí nghiệm ở chuột ,  thử làm cho gene PD-1 này ngưng hoạt động thì thấy những con chuột phát bệnh lupus. Bệnh lupus là bệnh gây ra do tăng quá mức đáp ứng miễn dịch vì vậy có thể suy ra là PD-1 là gene điều hòa miễn dịch âm tính.
Đó là câu chuyện ở phương Đông (Nhật Bản).


Câu chuyện này đã lan truyền đến phương Tây: hai nhà  

khoa học Mỹ thuộc ĐH Havard là 

Arlene Sharpe and Gordon Freeman. Hai người này phát hiện 

thêm là sở dĩ PD-1 hoạt động là do nó bị kích tác bởi các ligands  là PD-L1 và PD-L2 . Hai ligand này hiện diện rất nhiều trên màng tế bào ung thư nên tế bào ung thư có thể làm hệ miễn dịch tê liệt nên không còn đáng sợ với tế bào ung thư nữa. Đó là nền tảng chính cho phương pháp điều trị ung thư miễn dịch mà gần đây đã trở nên bùng nổ với tên gọi immuno checkpoint inhibitor.







Arlene Sharpe and Gordon Freeman (
programmed cell death
programmed cell death

1 comment:

Anonymous said...

Bài nói của cây đại thụ này còn cho biết tại sao không có 1 công ty nào độc quyền khai thác cơ chế PD-1 / PD-L1 để phát triển thuốc. Cuối bài, ông còn kêu gọi các hãng thay vì đấu tranh thì hãy hợp tác với nhau.