Vậy thì có gì mới ?
Một là
Điều trị bước một các bn có ALK (+), Alectinib (ALC) đã hoàn toàn dành chiến thắng trước đối thủ nổi tiếng Xalkori (crizotinib) (CRZ) với thành tích kéo dài PFS và độ an toàn trong điều trị cũng hơn hẳn
Đó là kết quả của nghiên cứu J-ALEX được trình bày tại ASCO năm nay do tác giả Hiroshi Nokihara, số hiệu abstr 9008
Bàn luận:
1. Nhớ lại: năm 2011 FDA phê chuẩn cho crizotinib (Xalkori, Pfizer) với chỉ định ung thư phổi giai đoạn tiến xa, di căn có ALK(+) và rồi tháng 3/2016 thuốc này lại mở rộng chỉ định cho những trường hợp ROS 1(+) với RR 66% và thời gian ổn định bệnh đến 18 tháng.
2. Tháng 4/2014 FDA lại phê chuẩn cho thuốc ceritinib (Zykadia, Novartis) cho trường hợp kháng với crizotinib (Xalkori, Pfizer) nhờ vào đáp ứng đến hơn 50%
3. Tháng 12/ 2015 FDA đã phê chuẩn cho alectinib (Alecensa) nhưng phải chờ đến 5 tháng sau mọi người mới biết tới tại ASCO 2016
4, J-ALEX là nghiên cứu 2 nhánh so sánh đối đầu giữa đương kim vô địch crizotinib (Xalkori, Pfizer) với đấu thủ trẻ thế hệ 2 có tên là alectinib. Gồm 207 bệnh nhân, tất cả đều là người Nhật. Kết quả là alectinib đã hơn hẳn crizotinib khi crizotinib đã an bài với PFS là 10.2 tháng trong khi đó thì alectinib còn thong dong ghi thêm thời gian PFS vì nghiên cứu chưa kết thúc nhưng chắc chắn là sẽ hơn 24 tháng
Như vậy, nếu ALK(+) thì thuốc đầu tay sẽ là alectinib (Alecensa). Y học Nhật Bản thật đáng nể !
Nghiên cứu có tên E1505, số hiệu 8507 được trình bày bởi Heather A. Wakelee
Nghiên cứu gồm 4 nhánh hoá trị phác đồ có platin kết hợp với một trong " tứ trụ" vinorelbine, docetaxel, gemcitabine, pemetrexed. Mỗi nhánh lại chia làm 2 nhóm: có và không kết hợp với Avastin.
Kết quả:
1. Dù có thêm Avastin đi nữa thì cũng không ích lợi gì cho bệnh nhân, chỉ tốn tiền thêm!
2. Các phác đồ hoá trị là ngang nhau về mặt PFS và OS
3. Vinorelbine gây giảm bạch cầu nhiều nhất
4. Gemcitabine gây giảm tiểu cầu nhiều nhất
Nghiên cứu mang tên LBA8505 được trình bày bởi Charles M. Rudin
Đáp ứng càng nhiều khi
DDL3 càng cao, tỉ lệ DDL3 ⥸
50% là 67%
Nhờ thành tích này mà rovalpituzumab được nghiên cứu ở pha 2,3 (TRINITY) và bước 1 (BASKET)
Đó là phát hiện lý thú từ nghiên cứu TIGER-X , số hiệu abtr 9001 người trình bày Heather A. Wakelee
Kết quả như sau
Hoá trị bước hai, bước ba với phác đồ paclitaxel/bevacizumab là tốt nhất
Đó là kết luận của nghiên cứu ULTIMATE có số hiệu 9005 được trình bày bởi Alexis B. Cortot
Nghiên cứu hai nhánh so sánh Docetaxel với phác đồ Paclitaxel/bevaizumab. Paclitaxel được dùng hàng tuần, cứ 3 tuần thì nghỉ 1 tuần,
Kết quả
Median PFS 5.4 sv. 3.9 tháng
RR 22.5 sv 5.5%
Xạ trị cho ung thư phổi tế bào nhỏ: chúng ta có thể giảm liều và rút ngắn thời gian xạ trị mà vẫn không ảnh hưởng hiệu quả điều trị
Đó là điều rút ra từ nghiên cứu CONVERT số hiệu abtract 8504 được trình bày bởi Corinne Faivre-Finn
Nghiên cứu chia làm 2 nhánh:
Nhánh 1: XT 2 lần/ngày, tổng liều 45Gy, 3 tuần
Nhánh 2: XT 1lần/ngày, tổng liều 66Gy , 6.5 tuần
Kết quả là sống còn và độc tính ngang nhau !
Đó là lời hứa của nghiên cứu số hiệu abstr 108 được trình bày bởi Alexander E. Drilon
Xalkori (crizotinib) được chỉ định khi ALK(+) hoặc ROS1(+) nay lại sắp sửa mở rộng cho trường hợp MET exon 14. Đó là phát hiện mới từ nghiên cứu cũ rích pha 1 PROFILE 1001
Đáp ứng 10/15 bệnh nhân
1. Nhớ lại: năm 2011 FDA phê chuẩn cho crizotinib (Xalkori, Pfizer) với chỉ định ung thư phổi giai đoạn tiến xa, di căn có ALK(+) và rồi tháng 3/2016 thuốc này lại mở rộng chỉ định cho những trường hợp ROS 1(+) với RR 66% và thời gian ổn định bệnh đến 18 tháng.
2. Tháng 4/2014 FDA lại phê chuẩn cho thuốc ceritinib (Zykadia, Novartis) cho trường hợp kháng với crizotinib (Xalkori, Pfizer) nhờ vào đáp ứng đến hơn 50%
3. Tháng 12/ 2015 FDA đã phê chuẩn cho alectinib (Alecensa) nhưng phải chờ đến 5 tháng sau mọi người mới biết tới tại ASCO 2016
4, J-ALEX là nghiên cứu 2 nhánh so sánh đối đầu giữa đương kim vô địch crizotinib (Xalkori, Pfizer) với đấu thủ trẻ thế hệ 2 có tên là alectinib. Gồm 207 bệnh nhân, tất cả đều là người Nhật. Kết quả là alectinib đã hơn hẳn crizotinib khi crizotinib đã an bài với PFS là 10.2 tháng trong khi đó thì alectinib còn thong dong ghi thêm thời gian PFS vì nghiên cứu chưa kết thúc nhưng chắc chắn là sẽ hơn 24 tháng
Như vậy, nếu ALK(+) thì thuốc đầu tay sẽ là alectinib (Alecensa). Y học Nhật Bản thật đáng nể !
Hai là
Đã có câu trả lời cho những câu hỏi lớn mà nhiều năm qua mọi người đang chờ đợi: hoá trị sau mổ với phác đồ nào là tốt nhất ? Hoá trị sau mổ kết hợp với Avastin có làm tăng thêm lợi ích sống còn hay không ?
Nghiên cứu có tên E1505, số hiệu 8507 được trình bày bởi Heather A. Wakelee
Nghiên cứu gồm 4 nhánh hoá trị phác đồ có platin kết hợp với một trong " tứ trụ" vinorelbine, docetaxel, gemcitabine, pemetrexed. Mỗi nhánh lại chia làm 2 nhóm: có và không kết hợp với Avastin.
Kết quả:
1. Dù có thêm Avastin đi nữa thì cũng không ích lợi gì cho bệnh nhân, chỉ tốn tiền thêm!
2. Các phác đồ hoá trị là ngang nhau về mặt PFS và OS
3. Vinorelbine gây giảm bạch cầu nhiều nhất
4. Gemcitabine gây giảm tiểu cầu nhiều nhất
Ba là
Rovalpituzumab, một kháng thể đơn dòng tấn công lên thụ thể DDL3 có mặ trên màng tế bào ung thư phổi tế bào nhỏ cho thấy hiệu quả bất ngờ.Nghiên cứu mang tên LBA8505 được trình bày bởi Charles M. Rudin
Bàn luận:
1. Nghiên cứu này đã được trình bày
tại ESMO 2015 trang blog này đã có đề cập.
HỘI THẢO UNG THƯ CHÂU ÂU, ESMO 2015, UNG THƯ PHỔI CÓ GÌ MỚI ?
Xin
được bàn luận lại
- 40 năm qua, điều trị ung thư phổi tb
nhỏ không có gì mới, hóa trị phác đồ EP vẫn là điều trị chuẩn. Người ta không
phát hiện được mục tiêu phân tử nào để điều trị nhắm tới. Vì vậy, nghiên
cứu này, kết quả như vậy sẽ là một điều vô cùng kỳ lạ.
- Tuy mới ở pha 1 nhưng nghiên cứu này với kết quả tốt như vậy chắc sẽ là một nghiên cứu sẽ bùng nổ trong vài năm tới. Tôi nghĩ vậy. chúng ta hãy chờ xem!
- Tuy mới ở pha 1 nhưng nghiên cứu này với kết quả tốt như vậy chắc sẽ là một nghiên cứu sẽ bùng nổ trong vài năm tới. Tôi nghĩ vậy. chúng ta hãy chờ xem!
2. Kết quả lần này như sau:
Nhờ thành tích này mà rovalpituzumab được nghiên cứu ở pha 2,3 (TRINITY) và bước 1 (BASKET)
Bốn là
Có thể phát hiện đột biến T790M ở mô bướu, huyết tương và cả nước tiểu. Dù cho phát hiện đột biến T790M bằng cách nào thì đáp ứng điều trị với rociletinib cũng như nhauĐó là phát hiện lý thú từ nghiên cứu TIGER-X , số hiệu abtr 9001 người trình bày Heather A. Wakelee
Kết quả như sau
Năm là
Hoá trị bước hai, bước ba với phác đồ paclitaxel/bevacizumab là tốt nhất
Đó là kết luận của nghiên cứu ULTIMATE có số hiệu 9005 được trình bày bởi Alexis B. Cortot
Nghiên cứu hai nhánh so sánh Docetaxel với phác đồ Paclitaxel/bevaizumab. Paclitaxel được dùng hàng tuần, cứ 3 tuần thì nghỉ 1 tuần,
Kết quả
Median PFS 5.4 sv. 3.9 tháng
RR 22.5 sv 5.5%
Sáu là
Xạ trị cho ung thư phổi tế bào nhỏ: chúng ta có thể giảm liều và rút ngắn thời gian xạ trị mà vẫn không ảnh hưởng hiệu quả điều trị
Đó là điều rút ra từ nghiên cứu CONVERT số hiệu abtract 8504 được trình bày bởi Corinne Faivre-Finn
Nghiên cứu chia làm 2 nhánh:
Nhánh 1: XT 2 lần/ngày, tổng liều 45Gy, 3 tuần
Nhánh 2: XT 1lần/ngày, tổng liều 66Gy , 6.5 tuần
Kết quả là sống còn và độc tính ngang nhau !
Bảy là
Cơ hội mở rộng chỉ định điều trị của Xalkori (crizotinib)Đó là lời hứa của nghiên cứu số hiệu abstr 108 được trình bày bởi Alexander E. Drilon
Xalkori (crizotinib) được chỉ định khi ALK(+) hoặc ROS1(+) nay lại sắp sửa mở rộng cho trường hợp MET exon 14. Đó là phát hiện mới từ nghiên cứu cũ rích pha 1 PROFILE 1001
Đáp ứng 10/15 bệnh nhân
6 comments:
Kính chào Bác sĩ Khôi ! Mẹ em đã điều trị K phổi giai đoạn 4 di căn não đến nay đã được hơn 2 năm ! Có xạ vô não và phổi rồi sau đó dùng thuốc đích iressa đến nay chứ chưa truyền hóa chất lần nào ! Dạo này Mẹ em hay kêu chóng mặt hoa mắt , em đưa Mẹ em đi chụp CT ở viện K2 thì ko phát hiện ra gì , do đó hôm 30/11/2016 em cho Mẹ em ra Viện Bạch Mai chụp Cộng Hưởng Từ MRI và chụp Phổi , kết quả Phổi hoàn toàn bình thường ko có u nốt, Não thì ghi là bị thoái hóa chất trắng quanh não chứ cũng ko có u nốt gì !
Rồi Bác Sĩ bảo là bệnh thoái hóa chất trắng này là tuổi già thôi ko có nguy hiểm gì !Nhưng có 1 vấn đề em RẤT KHÔNG AN TÂM đó là chỉ số CEA và chỉ số cyfra 21-1 của Mẹ em hiện h là 86,7 và 3,1 ! Cách đây 2 tháng chỉ số tương ứng của Mẹ em là 60 và 2,1...cách đây 5 tháng thì là 40 và 1,3....Điều đó chứng tỏ chỉ số đang tăng dữ dội ! Vậy em muốn hỏi là có nên làm gì để phòng trừ ko ạ ? hay là bắt buộc phải đợi có u khối mọc lên thì mới làm ạ ? em xin chân thành cám ơn !
Em xin phép được hỏi thêm điều nữa đó là em có tìm hiểu và được biết thoái hóa chất trắng não có thể bị gây ra sau khi xạ trị, thường là ngay sau khi điều trị , hoặc 6 đến 8 tháng sau hoặc là có thể 2 năm sau ( giống trường hợp của Mẹ em )...Vậy cách xử lý cho những bệnh nhân bị thoái hóa chất trắng trong trường hợp này ra sạo ạ?có thể ko có câu trả lời tuyệt đối nhưng Bác Sĩ có thể cho 1 vài cách xử lý điển hình được ko ạ? Bởi thực sự là những gì bệnh nhân phải chịu đựng rất khổ, đau đầu, chóng mặt , hoa mắt, ù tai, loạng choạng...Mặc dù kết quả MRI và chụp Phổi đã được các bác sĩ kết luận là ko có u nốt gì . chỉ mỗi cái chỉ số CEA và CYFRA21-1 TĂNG CAO !
Em cám ơn Bác Sĩ rất nhiều !
Tăng CEA và Cyfra21.1 là dấu hiệu nghi ngờ bệnh tiến triển. Xin nhắc lại là nghi ngờ. Chính vì vậy chúng ta không nên vì nghi ngờ mà lại thay đổi quyêt định điều trị
Thoái hoá tức là tình trạng suy yếu theo thời gian của các cơ quan, không thể hồi phục. Chúng ta chỉ có cách làm tăng hoạt động của các vùng chưa bị thoái hoá để bù trừ. Trong trường hợp của mẹ bạn là mất một phần hoạt động của tế bào não do thoái hoá, chưa có cách điều trị chính thưc, các bác sĩ xử trí tuỳ theo kinh nghiệm, lý luận củ riêng mình. VD dùng thuốc tăng thuần hòan não, tăng ô xy não, các thuôc tăng tuần hoàn não như Duxil chẳng hạn
Chào bác sĩ, mẹ e 56 tuổi, không có bệnh lý gì đặc biệt, vô tình đi khám sức khỏe phát hiện ra nốt đơn độc thùy dưới phổi Phải. Đã được chụp CT-Scanner phổi khối có kích thước 1,5cm, ngấm thuốc sau tiêm cản quan và không có hạch trung thất. Mẹ e đã được mổ cắt U tại Bệnh viện Quân Y 175. Chẩn đoán sau mổ khi đã làm giải phẫu bệnh là : Carcinom tuyến phổi dạng tiểu phế quản phế nang không chế nhầy. Các xét nghiệm CEA và Cyfra 21.1 trong giới hạn bình thường. Sau mổ bác sĩ cho về theo dõi hẹn 2 tháng sau vào chụp PET-CT để kiểm tra mà không điều trị bổ trợ sau mổ gì. Các bác sĩ cho làm đột biến gen tại BV Phạm Ngọc Thạch thì phát hiện có đột biến ở Exon 19 trên mẫu mô được kiểm tra.
Bác sĩ cho em hỏi là với giai đoạn bệnh của mẹ e như vậy thì phẫu thuật có thể được coi là triệt để được chưa và nguy cơ tái phát thế nào ạ ? Mẹ e thì không có triệu chứng gì đặc biệt, chỉ là tình cờ đi khám và phát hiện ra thôi. Mong bác sĩ cho một vài lời khuyên. E cảm ơn nhiều !
Ung thư phổi không tế bào nhỏ giai đoạn sớm từ Ib đến IIIa được điều trị bằng phương pháp phẫu thuật.
Có thể hóa trị sau mổ 4 đợt với lợi ích không lớn lắm: tăng tỉ lệ sống 5 năm thêm 5% so vớ không hóa trị.
Trường hợp của mẹ bạn tôi nghĩ là ở giai đoạn rất sớm, Ia nên các b1c sĩ đã làm đúng là không cần hóa trị hỗ trợ,
Các thuốc TKI như Tarceva và Iressa không được chấp nhận để điều trị hỗ trợ vì các nghiên cứu chưa chứng tỏ lợi ích.
Thuốc TKI thế hệ mới là osimertinib (Tagrisso) đang được nghiên cứu điều trị hỗ trợ sau mổ trong một nghiên cứu lớn của quốc tế ở rất nhiều nước, BVUB cũng là một trung tâm trong nghiên cứu này
Post a Comment