Ngày hôm qua, thông tin y khoa trên toàn thế giới đã đưa tin Tagrisso (osimertinib) của Astra Zeneca Đã Chính Thức Được FDA Phê Chuẩn Để Điều Trị Bước 1, ung thư phổi không tế bào nhỏ giai đoạn di căn, có đột biến EGFR hoạt hóa.
Phê chuẩn này dựa trên nghiên cứu FLAURA mà blog này có đề cập đến
http://nguyentuankhoi.blogspot.com/2017/09/esmo-2017-osimertinib-tagrisso-vuot-qua.html#more
http://nguyentuankhoi.blogspot.com/2017/08/ieu-tri-ung-thu-phoi-khong-te-bao-nho.html
Nhánh 1: osimertinib với một trong hai liều 40mg và 80mg (279 bệnh nhân)
Nhánh 2: gefitinib 250mg hoặc erlotinib 150mg (277 bệnh nhân)
Mục tiêu nghiên cứu chính là sống không bệnh tiến triển (PFS). Nghiên cứu bắt đầu từ 22 tháng 10 năm 2014. Đây là nghiên cứu mù đôi có nghĩa là bác sĩ và bệnh nhân đều không biết bệnh nhân đang uống thuốc gì, chính vì vậy việc đánh giá rất khách quan.
PFS: 18,9 sv 10,2 có nghĩa là nếu dùng osimertinib, bệnh nhân sẽ sống thêm 8,9 tháng trong tình trạng bệnh bị đẩy lui so với các TKIs khác.
Giảm 54% nguy cơ bệnh tiến triển hoăc tử vong.
Ở nhóm những bệnh nhân có di căn não, osimertinib cho kết quả tốt hơn nhiều so với các TKIs khác: PFS 15,2 sv 9,6 tháng.
2. Tuy nhiên tỉ lệ đáp ứng cũng không hơn các TKIs khác 77% sv 68% và OS chưa đánh giá được.
3. Trong nghiên cứu này có 116 bệnh nhân di căn não. Hiệu quả hơn hẳn của osimertnib cũng được thể hiện rõ ở phân nhóm này: PFS 15,5 sv 9,6 tháng. Trong khi ở nhóm không có di căn não chênh lệch này lớn hơn:19,1 sv 10,9
Phê chuẩn này dựa trên nghiên cứu FLAURA mà blog này có đề cập đến
http://nguyentuankhoi.blogspot.com/2017/09/esmo-2017-osimertinib-tagrisso-vuot-qua.html#more
http://nguyentuankhoi.blogspot.com/2017/08/ieu-tri-ung-thu-phoi-khong-te-bao-nho.html
Nghiên cứu FLAURA được thiết kế ra sao?
556 bệnh nhân ung thư phổi không tế bào nhỏ giai đoạn tiến xa hoặc di căn xa có EGFR+ của 30 quốc gia, trong đó có Việt Nam được tuyển chọn vào nghiên cứu rồi chia làm 2 nhánh:Nhánh 1: osimertinib với một trong hai liều 40mg và 80mg (279 bệnh nhân)
Nhánh 2: gefitinib 250mg hoặc erlotinib 150mg (277 bệnh nhân)
Mục tiêu nghiên cứu chính là sống không bệnh tiến triển (PFS). Nghiên cứu bắt đầu từ 22 tháng 10 năm 2014. Đây là nghiên cứu mù đôi có nghĩa là bác sĩ và bệnh nhân đều không biết bệnh nhân đang uống thuốc gì, chính vì vậy việc đánh giá rất khách quan.
Kết quả
1. Osimertinib hơn hẳn các TKIs khác:PFS: 18,9 sv 10,2 có nghĩa là nếu dùng osimertinib, bệnh nhân sẽ sống thêm 8,9 tháng trong tình trạng bệnh bị đẩy lui so với các TKIs khác.
Giảm 54% nguy cơ bệnh tiến triển hoăc tử vong.
Ở nhóm những bệnh nhân có di căn não, osimertinib cho kết quả tốt hơn nhiều so với các TKIs khác: PFS 15,2 sv 9,6 tháng.
2. Tuy nhiên tỉ lệ đáp ứng cũng không hơn các TKIs khác 77% sv 68% và OS chưa đánh giá được.
3. Trong nghiên cứu này có 116 bệnh nhân di căn não. Hiệu quả hơn hẳn của osimertnib cũng được thể hiện rõ ở phân nhóm này: PFS 15,5 sv 9,6 tháng. Trong khi ở nhóm không có di căn não chênh lệch này lớn hơn:19,1 sv 10,9
12 comments:
Chào bs.Mẹ em đi khám 03/2018 bs chuẩn đoán ung thư phổi giai đoạn 3B.Bs chỉ định uống thuốc afatinib cho điều trị.Bs cho em hỏi uống thuốc afatinib có tác dụng phụ gì?Mẹ em hiện tại đang dùng thuốc đông y kết hợp thuốc nam và cả lá đu đủ nữa,sk của mẹ em hiện tại vẫn ổn,chỉ bị râm ran đau ở phần ức ngực và đau nhẹ phần lưng dưới phía sau,đôi lúc cũng mệt nhưng hoạt động nhẹ nhàng.
Tác dụng phụ của afatinib là nổi mụn. Nếu nặng hơn, mụn sẽ có mủ. Điều này gây khó chịu nhưng lại chữa trị rất dễ và không nguy hiểm. Bạn yên tâm.
Thưa bs Khôi, trong nghiên cứu này sau khi bn ở các nhánh tiến triển thì họ được dùng phác đồ khác hay không điều trị gì tới khi họ tử vong ạ. Nếu họ có được chuyển sang phác đồ khác ở bước 2 và bước 3 thì Os là tính tổng cho tất cả các phác đồ vậy chỉ số OS là liệu còn nhiều ý nghĩa không ạ vì ta có thể nghi vấn OS đó do phác đồ bước 2, bước 3 tạo ra thì sao? Có phải chỉ số pfs sẽ quan trọng hơn là Os không khi ta so sánh hiệu quả giữa các phác đồ điều trị ạ.
Ở nhánh điều trị với gefitinib hoặc erlotinib thì khi bệnh tiến triển sẽ được sinh thiết lại, nếu độ biến T790M thi điều trị bằng osimertinib, nếu T790M- thì hóa trị hoặc csnđ.
Còn trTong nhánh osimertinib thì sau khi tiến triển sẽ chuyển sang hoá trị hc csnđ.
Xem ra thì phần điều trị sau khi bệnh tiến triển là công bằng cho cả 2 nhánh nếu không muốn nói là nhánh đối chứng có phần được "ưu đãi" hơn vì được tiếp tục dùng osimertinib nếu có T790M. Cho nên đánh giá OS là chấp nhận được.
Đúng như TUAN TU DOAN nhận xét, vì nghiên cứu này có primary enpoint là PFS nên PFS quan trọng hơn OS
fda đã phê chuẩn bước một đối với targrisso có nghĩa là gì a? Bô em đang được điều trị với iressa từ tháng 11/2017 đến nay. Targrisso hiện đã được bảo hiểm hỗ trợ chi trả chưa a?
FDA là cơ một tổ chức rất có uy tín ở Mỹ, có thẩm quyền phê duyệt cho các loại thuốc men và thực phẩm. Ở VN, Tagrisso chưa được bảo hiểm chi trả
Mẹ em sau khi uong Tarceva 6thang thi khang thuốc, xét nghiệm máu thì cho kết quả db exon19 52%, t790m 32%, vậy em có nên cho mẹ em tiếp tục uống Tarceva kết hợp với Targisso không ạ
Cho đến hiện giờ, Tarceva chỉ được xem là kháng thuốc mắc phải khi:
1. Ban đầu điều trị Tarceva có đáp ứng (bướu có nhỏ lại)
2. Sau đó bướu tăng kích thước
Như vậy trường hợp mẹ của bạn có đáp ứng với Tarceva hay không thì tôi chưa rõ. Cho nên nếu mẹ của bạn cần được xác nhận thêm 2 điều:
1, Kết quả điều trị Tarceva ra sao? (đánh giá bằng CT scan)
2. Có tiến triển bướu trong lần gần đây nhất hay không?
Nói tóm lại, chỉ chuyển sang điều trị Tagrisso khi bn có tình trạng kháng thuốc mắc phải
Chào bác sĩ. Bác của em K phổi giai đoạn 1B, sau hơn 1 năm, tháng 3 vừa rồi PET/CT thì thấy đã di căn nhiều nơi ở phổi, thận và gan. Bác sĩ cho uống thuốc Tarceva từ tháng 3 đến ngày 25 vừa rồi CT lại thì thấy các khối u gia tăng kích thước và di căn đến xương sọ. Xé nghiệm máu thì không có T790M. Đang cân nhắc sinh thiết mẫu mô.
Bác sĩ 175 hội chẩn thì nói vẫn nên điều trị tiếp bằng Tarceva.
Bác sĩ Chợ Rẫy thì nói không đáp ứng thuốc nên đổi qua hóa trị.
Theo em có tìm hiểu và trên diễn đàn Inspire có một số người không có T790M nhưng các bác sĩ Mỹ vẫn cho thử Tagrisso và đáp ứng tốt. Các bác sĩ 175 thì nói ở VN không có T790M thì không được uống Tagrisso.
Cho em hỏi là nếu bỏ qua việc khó kiếm thuốc Tagrisso, thì theo khuyến cáo của FDA thì bác của em nên điều trị bước tiếp theo thế nào ạ?
Cần phân biệt rõ 2 trường hợp: kháng TKI nguyên phát và thứ phát.
Trường hợp này là kháng nguyên phat tức là ngay từ đầu đã không đáp ứng với Tarceva. Cho nên không nên điều trị tiếp Tarceva nữa. Và cũng không cần XN xem có đột biến T790M để đổi sang Tagrisso nữa. Chuyển sang hóa trị là hợp lý.
Tagrisso được dùng trong kháng thứ phát có T790M tức là bn phải có đáp ứng ban đầu với điều trị bằng Tarceva rồi sau đó 1 thời gian bướu lại tăng kích thước (tiến triển)
Bác sĩ cho em hỏi ung thư phổi carcinome tuyến đột biến gen exon 18 G719X thì có đuợc chỉ định dùng Tarceva không
Đột biến exon 18 G719X là đột biến nhạy thuốc, có chỉ định dùng thuốc aftinib
Post a Comment