Ngày 12 tháng 6 năm 2018 FDA đã phê chuẩn cho pembrolizumab để điều trị ung thư cổ tử cung giai đoạn tái phát và di căn, Đây chỉ là phê chuẩn tạm thời (accelerated approved) thôi vì quyết định phê chuẩn này chỉ dựa trên nghiên cứu 1 nhánh, pha 2 mang tên KEYNOTE158.
Nghiên cứu này được thực hiện như sau:
98 bệnh nhân đã từng hóa trị thất bại, tham gia nghiên cứu trong đó có 77 bệnh nhân có PD-L1 +>1%, tỉ lệ đáp ứng với điều trị là 14,3% : PR 11,7%, CR 2,6%
Thời gian duy trì đáp ứng (duration of response) chưa đánh giá đầy đủ nhưng số liệu sơ bộ là > 6 tháng.
Liều dùng của pembrolizumab là 200mg.
Tỉ lệ đáp ứng khá thấp ?
Đúng vậy, tuy nhiên với tình huống bn ung thư cổ tử cung đã hóa trị thất bại thì chuyển sang hóa trị bước 2 hầu như vô ích cho nên tỉ lệ này cũng tạm chấp nhận được.
Như vậy, pembrolizumab sẽ khó khăn trong việc vượt qua hóa trị trong nghiên cứu đối đầu trực tiếp nếu không giới hạn bn ở mức PD-L1 cao hơn.
Theo tôi, dù được FDA phê chuẩn tạm thời nhưng tương lai của pembrolizumab sẽ không khá lắm trong lãnh vực đầy chông gai là ung thư cổ tử cung. Chúng ta hãy chờ xem có đúng vậy không!
Nghiên cứu này được thực hiện như sau:
98 bệnh nhân đã từng hóa trị thất bại, tham gia nghiên cứu trong đó có 77 bệnh nhân có PD-L1 +>1%, tỉ lệ đáp ứng với điều trị là 14,3% : PR 11,7%, CR 2,6%
Thời gian duy trì đáp ứng (duration of response) chưa đánh giá đầy đủ nhưng số liệu sơ bộ là > 6 tháng.
Liều dùng của pembrolizumab là 200mg.
Tỉ lệ đáp ứng khá thấp ?
Đúng vậy, tuy nhiên với tình huống bn ung thư cổ tử cung đã hóa trị thất bại thì chuyển sang hóa trị bước 2 hầu như vô ích cho nên tỉ lệ này cũng tạm chấp nhận được.
Như vậy, pembrolizumab sẽ khó khăn trong việc vượt qua hóa trị trong nghiên cứu đối đầu trực tiếp nếu không giới hạn bn ở mức PD-L1 cao hơn.
Theo tôi, dù được FDA phê chuẩn tạm thời nhưng tương lai của pembrolizumab sẽ không khá lắm trong lãnh vực đầy chông gai là ung thư cổ tử cung. Chúng ta hãy chờ xem có đúng vậy không!
No comments:
Post a Comment