Tại sao muốn điều trị EGRF TKIs bước 1, UTPKTBN giai đoạn tiến xa, di căn thì bắt buộc bn phải có EGFR (+) trong khi bước 2 thì không cần ?
Câu trả lời là: "... vì các guidelines NCCN, ESMO, ... đều khuyến cáo như vậy"
Một câu trả lời đúng nhưng chắc chắn không làm hài lòng người hỏi. Nhất là loại người nào "thích làm cho ra lẽ mới thôi".
Chắc chắn là để người hỏi "tâm phục, khẩu phục" thì phải dựa trên các nghiên cứu.
Điều trị EGRF TKIs bước 2 có 2 nghiên cứu:
BR21: Tarceva so với placebo
ISEL : Iressa so với placebo
Cả nghiên cứu đều cho thấy lợi ích của EGRF TKIs về mặt sống còn. Đặc biệt là cả hai nghiên cứu đều không cần đòi hỏi về tình trạng của EGFR.
Đến đây thì người nào dễ tính sẽ chấp nhận nhưng người "tinh ý" sẽ thắc mắc:
- Sao không tách trong nghiên cứu này những bn có EGFR(-) để khảo sát coi có được như vậy không ?
- Có chứ! hãy xem đây! Kết quả của nghiên cứu BR21
(1) Mới chỉ có nghiên cứu BR21 của Tarceva thôi, còn Iressa thì sao ?
(2) Nghiên cứu này mới chỉ so với placebo thôi, so với hóa tri thì sao ,nếu chỉ chọn những bệnh nhân EGFR(-)?
Từ 2012 đã có nghiên cứu trả lời cho câu hỏi này, nghiên cứu Tailor ở Ý
Rồi
đến gần đây, tại ASCO 2013 nghiên cứu tương tự mang tên DELTA cũng cho
thấy Tarceva yếu thế so với Taxotere trong điều trị bước 2 ở các bn có
EGFR(-). http://jco.ascopubs.org/content/32/18/1902.abstract
Tuy
vậy 2 nghiên cứu này chưa đủ mạnh để thuyết phục thay đổi guideline
điều trị vì vướng phải một số bất hợp lý trong phép thống kê
No comments:
Post a Comment