Vài năm gần đây, giới bác sĩ ung thư lẫn bệnh nhân đều
lúng túng trong việc đối phó với kháng thuốc EGFR TKIs thế hệ 1 va 2. Các biện
pháp khác nhau như giữ lại thuốc TKI cũ hoặc chuyển sang hóa trị đều có
vẻ như là những biện pháp tạm thời. Rõ ràng Tarceva, Iressa đang bị
thua ngược bởi kẻ thù là tế bào ung thư vi tế bào này đã có vũ khí chống
lại. Một trong những vũ khí chống lại đó là đột biến T790M. Taceva,
Iressa (thế hệ 1) hay afatinib (thế hệ 2) đều thất bại trước vũ khí T790M
này.
May thay! AZD9291 xuất hiện kịp thời như một anh hùng (trong khoảng 2 năm qua) cho thấy đã vô hiệu hóa rất dễ dàng vũ khí đột
biến T790M này giúp cứu nguy ngoạn mục. Trang blog này đã nhắc tới AZD
9291 từ lúc thuốc này còn trong giai đoạn thử nghiệm: BỆNH ÁN ĐIỀU TRỊ UNG THƯ PHỔI VỚI TKI
Công
trạng này đã được ghi nhận nhưng vinh danh thì chưa! Chưa có tên gọi
cho AZD9291 mặc dù thuốc này đã được báo cáo ở ASCO 2014 nhưng các dữ
liệu chưa đủ sức.
Cho đến tháng ngày 13
tháng 11 năm 2015 vừa qua FDA đã phê chuẩn tạm thời (accelerated approve) cho AZD 9291 với
chỉ định điều trị cho những bệnh nhân tiến triển sau điều trị EGFR TKIs
mà sinh thiết lại khối bướu cho thấy có đột biến T790M. Điều này đồng nghĩa với việc AZD 9291 có một cái tên thương mại TAGRISSO. Cũng xin nhắc thêm là AZD 9291 chỉ là mã số hoạt chất. Tên hoạt chất là osimertinib
trang riêng của BS NGUYỄN TUẤN KHÔI- KHOA NỘI 1- BVUB, lưu trữ các kiến thức ung thư ---------------------------------------------------------- ---------------------------------- ------------------------------------------------------ Dr. Nguyen Tuan Khoi- Medical Oncologist- Sai Gon, Việt Nam- Email nguyentuankhoibs@gmail.com
Labels
- CẬP NHẬT-BÀN LUẬN (79)
- TÌM HIỂU UNG THƯ (32)
- miễn dịch trị (20)
- CÂU HỎI KHÓ (14)
- Lý thuyết (11)
- BỆNH ÁN (6)
- chuyên gia hội luận (6)
- TRANH LUẬN (4)
- PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ (2)
Tuesday, December 29, 2015
Sunday, December 27, 2015
2015 ESMO Asia Congress, Sức Mạnh Của Hội Thảo Cuối Năm 2015
Với bài báo cáo tại ESMO ASIA diễn ra từ 18-22/12/2015 của BS người Nam Triều Tiên, Keunchil Park, MD, PhD, professor at the Samsung Medical Center at Sungkyunkwan University School of Medicine in Seoul, South Korea
FDA đã phải công nhận hiệu quả điều trị của một loại thuốc mới khi hội thảo này vừa mới kết thúc!
Đó là nghiên cứu pha 2, tên là ELUXA 1, một EGFR TKI thế hệ 3 với tên gọi BI-1482694 của Boehringer Ingelheim. Thuốc này cho kết quả ban đầu khả quan đối với 203 trường hợp kháng EGFR TKIs thế hệ 1-2 do đột biến T790M.
Với tỉ lệ đáp ứng là 64%, còn các số liệu về sống còn thì chưa có (vì mới tiến hành <9 tháng) FDA đã chấp nhận một "breakthrough designation", tức là nghiên cứu được thiết kế mở rộng với qui mô lớn hơn.
FDA đã phải công nhận hiệu quả điều trị của một loại thuốc mới khi hội thảo này vừa mới kết thúc!
Đó là nghiên cứu pha 2, tên là ELUXA 1, một EGFR TKI thế hệ 3 với tên gọi BI-1482694 của Boehringer Ingelheim. Thuốc này cho kết quả ban đầu khả quan đối với 203 trường hợp kháng EGFR TKIs thế hệ 1-2 do đột biến T790M.
Với tỉ lệ đáp ứng là 64%, còn các số liệu về sống còn thì chưa có (vì mới tiến hành <9 tháng) FDA đã chấp nhận một "breakthrough designation", tức là nghiên cứu được thiết kế mở rộng với qui mô lớn hơn.
Saturday, December 26, 2015
HỘI THẢO UNG THƯ HOA KỲ, ASCO 2015, UNG THƯ PHỔI CÓ GÌ MỚI
Chỉ còn 1 tuần nữa là hết năm 2015. Tôi sẽ lần lượt điểm lại lãnh vực ung thư phổi qua 3 hội thảo ung thư quan trọng nhất là
ASCO (tháng 5 và 6)
ESMO (tháng 9)
ESMO Asia (tháng 12)
ASCO 2015 là hội thảo ung thư hàng năm của Mỹ nhưng giá trị của nó lại có tầm ảnh hưởng đến toàn thế giới.
ASCO năm nay có gì mới ?
Có rất nhiều điều mới, không những mới mà còn lạ nữa! Điều lạ lùng nhất và gây bất ngờ cho mọi người là sự xuất hiện của các nghiên cứu cho kết quả thành công của các thuốc điều trị miễn dịch mà ở ASCO năm ngoái chưa hề được nhắc tới. Xin điểm lại các nghiên cứu quan trọng về ung thư phổi tế bào nhỏ, không tế bào nhỏ: loại gai và tuyến.
ASCO (tháng 5 và 6)
ESMO (tháng 9)
ESMO Asia (tháng 12)
ASCO năm nay có gì mới ?
Có rất nhiều điều mới, không những mới mà còn lạ nữa! Điều lạ lùng nhất và gây bất ngờ cho mọi người là sự xuất hiện của các nghiên cứu cho kết quả thành công của các thuốc điều trị miễn dịch mà ở ASCO năm ngoái chưa hề được nhắc tới. Xin điểm lại các nghiên cứu quan trọng về ung thư phổi tế bào nhỏ, không tế bào nhỏ: loại gai và tuyến.
Saturday, December 19, 2015
ĐÔNG TÂY Y KẾT HỢP - ESMO ASIA15
ESMO 2015 (Hội Thảo Ung thư Châu Âu) đã diễn ra ở tại Áo vào tháng 9, nhưng hiện đang có thêm ESMO Asia diễn ra trong 5 ngày tại Singapore.
Mục đích của hội thảo này không phải để diễn lại những gì đã xảy ra tại ESMO Áo. Theo ông Rolf A. Stahel, chủ tịch ESMO "to bridge the gap between Asian oncologists and their European counterparts" tức là tạo cầu nối giữa các bác sĩ Á và Âu để từ đó có thể "leveraging the multicultural and professional diversity inherent to both Asia and Europe" tận dụng sự đa dạng đa văn hóa và y khoa của 2 châu lục.
Mục đích của hội thảo này không phải để diễn lại những gì đã xảy ra tại ESMO Áo. Theo ông Rolf A. Stahel, chủ tịch ESMO "to bridge the gap between Asian oncologists and their European counterparts" tức là tạo cầu nối giữa các bác sĩ Á và Âu để từ đó có thể "leveraging the multicultural and professional diversity inherent to both Asia and Europe" tận dụng sự đa dạng đa văn hóa và y khoa của 2 châu lục.
Tuesday, December 15, 2015
Thursday, December 10, 2015
Wednesday, November 25, 2015
Vai Trò Của Thuốc Chống Sinh Mạch Trong Điều Trị Ung Thư Phổi Không Tế Bào Nhỏ - Kỳ 1: Cơ chế
1. Nếu như hóa trị, EGFR TKIs là những thuốc nhắm vào tế bào ung thư thì có những loại thuốc có thể diệt ung thư mà không cần tác động trực tiếp lên tế bào ung thư.
Sunday, November 22, 2015
ĐIỀU TRỊ DUY TRÌ UNG THƯ PHỔI KHÔNG TẾ BÀO NHỎ
1. Các hướng dẫn điều trị đều khuyến cáo hoá trị chỉ từ 4-6 đợt, không nên nhiều hơn, nếu nhiều hơn độc tính sẽ xuất hiện, lợi ích có thêm không nhiều. Tuy nhiên cho dù đáp ứng với hóa trị ban đầu rất tốt nhưng chỉ trong vòng 6-8 tháng thì bệnh sẽ tiến triển trở lại. Phải chăng chúng ta đã làm "không đến nới đến chốn" hay nói cách khác thì sau hóa trị thành công lúc ban đầu, ta cần phải điều trị thêm với một cách thức nhẹ nhàng hơn để sao cho thời điểm bệnh tiến triển sẽ lùi xa hơn.Cách thức này gọi là điều trị duy trì.
Saturday, November 21, 2015
World Conference on Lung Cancer (WCLC) qua góc nhìn của các chuyên gia quốc tế - Kỳ 2
Kỳ 2: Các chất đánh dấu sinh học (biomarker) và các thuốc nhắm mục tiêu (target agent)
Cách đây 2 tháng tôi đã có giới thiệu hội thảo này. http://nguyentuankhoi.blogspot.com/2015/09/ve-mot-hoi-thao-ung-thu-phoi-rat-quan.html . Để hiểu rõ cuộc hội thảo này quả thật không dễ dàng. May quá, bên lề hội thảo có các cuộc phỏng vấn với chuyên gia quốc tế nên mình không phải vận nội công để lãnh hội kiến thức "khó nuốt" và khô khan đó. Tôi sẽ lược ghi các nhận định của các vị này.
(Vì khả năng nghe tiếng Anh còn kém nên bài này chỉ ghi lại ý chính chứ không ghi nguyên văn)
Cuộc phỏng vấn với BS Greg Riely, associate attending physician at Memorial Sloan Kettering Cancer Center. Người
phỏng vấn không phải là phóng viên tầm thường mà cũng là một chuyên gia
có cỡ, BS Hossein Borghaei, associate professor at Fox Chase Cancer Center in Philadelphia, Pennsylvania.
Cách đây 2 tháng tôi đã có giới thiệu hội thảo này. http://nguyentuankhoi.blogspot.com/2015/09/ve-mot-hoi-thao-ung-thu-phoi-rat-quan.html . Để hiểu rõ cuộc hội thảo này quả thật không dễ dàng. May quá, bên lề hội thảo có các cuộc phỏng vấn với chuyên gia quốc tế nên mình không phải vận nội công để lãnh hội kiến thức "khó nuốt" và khô khan đó. Tôi sẽ lược ghi các nhận định của các vị này.
(Vì khả năng nghe tiếng Anh còn kém nên bài này chỉ ghi lại ý chính chứ không ghi nguyên văn)
Wednesday, November 11, 2015
World Conference on Lung Cancer (WCLC) qua góc nhìn của các chuyên gia quốc tế - Kỳ 1
Cách đây 2 tháng tôi đã có giới thiệu hội thảo này. http://nguyentuankhoi.blogspot.com/2015/09/ve-mot-hoi-thao-ung-thu-phoi-rat-quan.html . Để hiểu rõ cuộc hội thảo này quả thật không dễ dàng. May quá, bên lề hội thảo có các cuộc phỏng vấn với chuyên gia quốc tế nên mình không phải vận nội công để lãnh hội kiến thức "khó nuốt" và khô khan đó. Tôi sẽ lược ghi các nhận định của các vị này.
Kỳ 1: Điều trị miễn dịch
Cuộc phỏng vấn với BS Tony Mok, Professor at the Chinese University of Hong Kong in Hong Kong. Người phỏng vấn không phải là phóng viên tầm thường mà cũng là một chuyên gia có cỡ, BS Hossein Borghaei, associate professor at Fox Chase Cancer Center in Philadelphia, Pennsylvania
Kỳ 1: Điều trị miễn dịch
Cuộc phỏng vấn với BS Tony Mok, Professor at the Chinese University of Hong Kong in Hong Kong. Người phỏng vấn không phải là phóng viên tầm thường mà cũng là một chuyên gia có cỡ, BS Hossein Borghaei, associate professor at Fox Chase Cancer Center in Philadelphia, Pennsylvania
Saturday, October 24, 2015
CÁC THUỐC ĐIỀU TRỊ MIỄN DỊCH ( IMUNNO CHECKPOINT INHIBITOR) ĐANG TIẾN BƯỚC NHANH TRONG ĐIỀU TRỊ UNG THƯ PHỔI
1. Ngay từ đầu năm nay. tháng 3 năm 2015, nivolumab (Optivo) của BMSđã được FDA Mỹ chấp thuận điều trị bước hai ung thư phổi không tế bào nhỏ, carcinoma tế bào gai. Xem bài http://nguyentuankhoi.blogspot.com/2015/03/fda-phe-chuan-nivolumab-e-ieu-tri-ung.html
Tương lai của nội khoa ung thư sẽ là điều trị miễn dịch ?
Tương lai của nội khoa ung thư sẽ là điều trị miễn dịch ?
Saturday, September 26, 2015
ESMO 2015 ĐÃ CHÍNH THỨC KHAI MẠC
Tối hôm qua, hội thảo ung thư hàng năm của châu Âu ESMO2015 đã làm lễ chính thức khai mạc tại Áo. Hội thảo diễn ra từ 25-29/9/2015 sau ASCO đúng 4 tháng nhưng các bài trình bày không hề bị lập lại. Hội thảo này đã được lên chương trình từ cách đây 1 năm. Bất kỳ ai vào trang chính thức của ESMO hoặc đã từng tham dự ESMO cũng nhận được e mail thông báo về chương trình này và điều này cũng cho thấy hoạt động nghiên cứu y học ở phương Tây diễn ra rất nhanh và mạnh và có sắp xếp trật tự đến mức không ngờ. Nếu chỉ để đọc danh sách tên bài trình bày thì cũng mất tới gần 45 phút!
Thursday, September 10, 2015
Thursday, September 3, 2015
CÁC CÂU HỎI THƯỜNG GẶP CỦA BỆNH NHÂN UNG THƯ
1.
Bệnh ung thư có lây không?
Không! Ung thư không phải là bệnh
truyền nhiễm.
Trường hợp duy nhất được xem là lây bệnh ung thư là khi ghép
tạng của người bệnh ung thư cho người nhận khiến người này mắc bệnh
ung thư. Tuy nhiên điều này cực kỳ hiếm, xác xuất xảy ra chỉ 2/10 000.
Bác sĩ không bao giờ dùng tạng của người đã từng bị ung thư để ghép
cho người khác.
Saturday, August 29, 2015
EGFR TKI thế hệ thứ II hơn thế hệ thứ I?
Thông tin từ Boehringer Ingelheim cho hay FDA đã chấp nhận hồ sơ (has accepted an application) của họ về hiệu quả vượt trội của Gilotrib (afatinib) so với Taceva (erlotinib).
Nghiên cứu mang tên LUX-Lung 8 đã từng được trình bày ở ASCO2015 hồi tháng 6 vừa qua mà trang blog này có nhắc đến trong bài Ngày chủ nhật ở ASCO 2015, hổ và sư tử đã xuất hiện!
(BS Enriquita Felip người Tây Ban Nha Là PI của nghiên cứu LUX-Lung8 , đã từng sang thăm Khoa Nội 1 BVUB vào năm 2013 theo lời mời của Roche)
Nghiên cứu mang tên LUX-Lung 8 đã từng được trình bày ở ASCO2015 hồi tháng 6 vừa qua mà trang blog này có nhắc đến trong bài Ngày chủ nhật ở ASCO 2015, hổ và sư tử đã xuất hiện!
(BS Enriquita Felip người Tây Ban Nha Là PI của nghiên cứu LUX-Lung8 , đã từng sang thăm Khoa Nội 1 BVUB vào năm 2013 theo lời mời của Roche)
Tuesday, August 25, 2015
XEM LẠI BỆNH ÁN CŨ ĐIỀU TRỊ BƯỚC HAI VỚI EGFR TKI
Vào tháng 3 năm 2013 tôi có trình bày một bệnh án về điều trị ung thư phổi không tế bào nhỏ giai đoạn di căn ở bước 2 (sau khi thất bại ở hóa trị bước 1). Xem bài BỆNH ÁN UNG THƯ PHỔI TKI BƯỚC 2. Đến nay đã 2 năm rưỡi nên xem lại xem có gì thay đổi
hay không?
hay không?
Sunday, August 23, 2015
Saturday, August 22, 2015
Cựu Tổng Thống Mỹ Jimmy Carter Đã Và Đang Được Điều Trị Bệnh Melanoma
Bệnh melanoma thường gặp ở da nhưng trường hợp của Jimmy Carter lại ở gan! Khối u gan 2,5cm vừa được mổ hôm 3 tháng 8 (cách đây 3 tuần), được xác nhận giải phẫu bệnh là melanoma.
Sunday, August 16, 2015
BỆNH ÁN UNG THƯ PHỔI KHÔNG TẾ BÀO NHỎ GIAI ĐOẠN DI CĂN XA ĐIỀU TRỊ VỚI ERLOTINIB (TARCEVA)
BS Nguyễn Tuấn Khôi
(đã trình bày tại buổi Sinh Hoạt Khoa Học tháng 6/2015 của BV Ung Bướu và Công Ty Hoffmann La Roche)
(đã trình bày tại buổi Sinh Hoạt Khoa Học tháng 6/2015 của BV Ung Bướu và Công Ty Hoffmann La Roche)
Tuesday, August 11, 2015
IRESSA NIỀM VUI ĐẾN MUỘN
Cuối cùng thì ngày 13 tháng 7 năm 2015 vửa qua FDA Hoa Kỳ đã phải phê chuẩn cho thuốc IRESSA (gefitinib) của Astra Zeneca cho chỉ định ung thư phổi không tế bào nhỏ giai đoạn di căn, có đột biến EGFR. Bộ xét nghiệm đi kèm Thetherascreen EGFR RGQ PCR Kit của hãng QIAGEN cũng được FDA phê chuẩn
Monday, July 20, 2015
BỆNH ĐA U TỦY
BS Nguyễn Tuấn Khôi Báo Thuốc và Sức Khỏe 15/7/2015, bút danh BS Nguyên Duy
Đa u tuỷ là bệnh ung thư của tương bào (plasma cell). Tương
bào là một loại tế bào bạch cầu được sản xuất từ trong tuỷ xương nên bệnh này
biểu hiện bằng triệu chứng ung thư của các xương trong cơ thể.
Bệnh xảy ra cùng một lúc ở nhiều xương trong cơ thể nên gọi
là đa u tuỷ.
Nhiều người hay lầm lẫn tuỷ sống và tuỷ xương. Tuỷ sống là một
bó dây thần kinh chạy dọc từ não xuống xương cùng và nằm trong lõi của cột sống
do vậy tuỷ sống không phải là một phần của xương. Tuỷ xương lại là một thành phần
của xương, đó là phần lõi của xương gồm phần lớn là tế bào máu gốc để tạo ra
các tế bào máu gốc của cơ thể.
Otto Kahler (1849-1893), một bác sĩ người Áo là người đầu
tiên phát hiện, mô tả và tìm ra bản chất của bệnh đa u tuỷ nên bệnh này còn có
tên là bệnh Kahler.
Saturday, July 4, 2015
UNG THƯ LÀ GÌ?
BS NGUYỄN TUẤN KHÔI (đã đăng Báo Thuốc và Sức Khỏe tháng 7/2015 bút danh BS Nguyên Duy)
Cơ thể chúng ta tạo thành từ hàng tỉ tế bào, các tế bào này sinh ra, lớn lên, già
rồi chết. Đôi khi, các tế bào bị hư hại, cơ thể sẽ đào thải chúng ra. Các tế
bào chết hoặc các tế bào hư hại bị đào thải sẽ được tế bào mới sinh ra để thay
thế. Tế bào mới sinh ra là do hiện tượng phân chia tế bào, một tế bào tự cắt
đôi thành hai tế bào mới, y khoa gọi hiện tượng này là nguyên phân hoặc gián
phân. Lúc nào trong cơ thể cũng có sự cân bằng giữa tế bào bị mất đi và tế bào
được sinh ra. Lúc còn trẻ, cơ thể trong giai đoạn phát triển thì tế bào được
sinh ra có nhiều hơn các tế bào mất đi nhưng ở mức độ vừa phải, có kiểm soát.
Khi tế bào ung thư xuất hiện thì mọi
việc đều khác hẳn, các tế bào ung thư dù già cũng không bao giờ chết, chúng dường
như bất tử. Chúng lại sinh sản rất nhanh, cơ thể không có cách gì để kiểm soát, ngăn chặn việc gia tăng số lượng
tế bào ung thư cả. (hình 1)
Sunday, June 28, 2015
ĐỘT BIẾN KÉP EGFR NHẠY THUỐC VÀ KHÁNG THUỐC (T790M)
Đột biến EGFR ở exon 19 và exon 21 L858R là nhạy thuốc nên chỉ định điều trị EGFR TKI là hợp lý, ai cũng biết.
Đột biến T790M là nguyên nhân hàng đầu của kháng thuốc EGFR TKI thứ phát, chiếm đến 60% trường hợp.
Vậy thì nếu ngay từ đầu, bệnh nhân có cả hai đột biến trên thì sẽ kháng thuốc hay nhạy thuốc ?
Câu trả lời chắc chắn phải dựa trên thực tế điều trị mới đáng tin cậy chứ không dựa trên cơ chế bệnh sinh mà nói lý thuyết suông.
Đột biến T790M là nguyên nhân hàng đầu của kháng thuốc EGFR TKI thứ phát, chiếm đến 60% trường hợp.
Vậy thì nếu ngay từ đầu, bệnh nhân có cả hai đột biến trên thì sẽ kháng thuốc hay nhạy thuốc ?
Câu trả lời chắc chắn phải dựa trên thực tế điều trị mới đáng tin cậy chứ không dựa trên cơ chế bệnh sinh mà nói lý thuyết suông.
Friday, June 5, 2015
PHÓNG XẠ TRONG MÔI TRƯỜNG VÀ BỆNH UNG THƯ
BS NGUYỄN TUẤN KHÔI - BÁO THUỐC VÀ SỨC KHOẺ , BÚT DANH NGUYÊN DUY
Năm 1986 một thảm hoạ hạt nhân lớn
nhất trong lịch sử loài người đã xảy ra tại Checnobyl, Liện Xô, nay là Ucraina.
Nhà máy năng lượng hạt nhân đã bị nổ, các chất phóng xạ được tung vào môi trường
, hơn 600 công nhân đang làm trong nhà máy bị lãnh hàm lượng phóng xạ rất cao,
nhiều người chết ngay, một số người nhập viện. Con số chính xác không được biết
vì lúc đó Liên Xô bưng bít thông tin với truyền thông. Hậu quả của thảm hoạ này
còn ảnh
hưởng lâu dài cho đến nay và nhiều năm nữa vì
chất phóng xạ ngoài việc gây tử vong, thương vong ngay lập tức nó còn tiềm ẩn
nguy cơ gây ung thư.
Wednesday, June 3, 2015
ASCO 2015 ĐÃ KẾT THÚC !
ASCO 2015 đã kết thúc cách đây vài giờ, 30 000 người tham dự, hàng ngàn bài trình bày. Một hội thảo quá lớn, kiến thức ghi chép lại dày hơn một quyển tự điển !
Tuesday, June 2, 2015
Monday, June 1, 2015
Ngày chủ nhật ở ASCO 2015, hổ và sư tử đã xuất hiện !
ASCO 2015 kéo dài 5 ngày từ thứ 7 cho đến thứ ba. Chủ Nhật luôn là ngày quan trọng, bao gồm những bài trình bày "gây sóng gió"- breakground ( đó là nói theo ông chủ tịch mới của ASCO, Peter Yu, MD chứ bản thân tôi chỉ là một người chuyên ôm laptop để moi thông tin thôi chứ chưa bao giờ được tham dự hội thảo ASCO lần nào hết nên đâu dám nhận định bừa bãi!)
Sẵn tiện xin quảng cáo luôn hình ông chủ tịch mới của ASCO cho mọi người biết mặt luôn,
Sẵn tiện xin quảng cáo luôn hình ông chủ tịch mới của ASCO cho mọi người biết mặt luôn,
HOÁ TRỊ VẪN CÒN CHỖ ĐỨNG TẠI ASCO 2015
Hội thảo ASCO ngày thứ 2, 31/5 đang diễn ra, đề tài về hoá trị giờ đây trở thành một thứ quý hiếm. Tràn ngập các bài trình bày về điều trị miễn dịch khiến cho hoá trị lép vế? Không, Nhật Bản vẫn tiếp tục tìm ra những hoá chất mới. Nhóm hoá chất platinum bao gồm cisplatin, carboplatin, oxalipaltin ai cũng biết, giờ đây lại thêm nedaplatin nữa.
Đàn em nedaplatin đã qua mặt đàn anh cisplatin trong đều trị ung thư phổi không tế bào nhỏ squamous cell carcinoma.
Nghiên cứu gồm 2 nhánh:
Nhánh 1: ciplatin/ docetcel
Nhánh 2: nedaplatin/ docetaxel
Kết quả : OS 13,6 tháng so với 11,4 tháng phần thắng nghiêng về phía đàn em mới nổi lên.
Trong tương lai liệu "đại ca" cisplatin có chịu nhường ngôi cho nedaplatin hay không?
BS Gandara (rất có uy tín chủa Mỹ) cho rằng, trong quá khứ đã có sự khác biệt về kết quả nghiên cứu của Mỹ và Nhật Bản do sự khác biệt về sinh học của người Nhật và người "Tây" vì vậy nghiên cứu nói trên ở Nhật cần được mở rộng ra khỏi Nhật Bản!
Đàn em nedaplatin đã qua mặt đàn anh cisplatin trong đều trị ung thư phổi không tế bào nhỏ squamous cell carcinoma.
Nghiên cứu gồm 2 nhánh:
Nhánh 1: ciplatin/ docetcel
Nhánh 2: nedaplatin/ docetaxel
Kết quả : OS 13,6 tháng so với 11,4 tháng phần thắng nghiêng về phía đàn em mới nổi lên.
Trong tương lai liệu "đại ca" cisplatin có chịu nhường ngôi cho nedaplatin hay không?
BS Gandara (rất có uy tín chủa Mỹ) cho rằng, trong quá khứ đã có sự khác biệt về kết quả nghiên cứu của Mỹ và Nhật Bản do sự khác biệt về sinh học của người Nhật và người "Tây" vì vậy nghiên cứu nói trên ở Nhật cần được mở rộng ra khỏi Nhật Bản!
Sunday, May 31, 2015
ASCO 2015 NGÀY THỨ 1 CÓ GÌ HAY?
Vậy là ASCO 2015, hội thảo ung thư lớn nhất thế giới đã kết thúc ngày đầu tiên 30 tháng 5 năm 2015 rồi. Ngày thứ nhất, tại Special Clinical Science Symposium ASCO có nhiều đề tài về nhiều loại bệnh ung thư khác nhau, đáng chú ý nhất là đề tài điều trị ung thư phổi của Luis Paz-Ares , MD của Tây Ban Nha (xem hình từ meetinglibrary.asco.org) . Đề tài nói về sự "chiến thắng" của Nivolumab (thuốc ức chế PD-1) trước đối thủ Taxotere trong điều trị ung thư phổi loại nonsquamous cell cacinoma, bước 2. Nghiên cứu mang tên Checkmate 057.
Thì ra cách đây 2 tháng tôi đã bàn đến nghiên cứu này rồi, giờ thì chỉ mở ra xem lại.
Thì ra cách đây 2 tháng tôi đã bàn đến nghiên cứu này rồi, giờ thì chỉ mở ra xem lại.
BƯỚC TIẾN MỚI CỦA NIVOLUMAB (OPDIVO) TRONG ĐIỀU TRỊ UNG THƯ PHỔI (Opdivo - nivolumab - and nonsquamous carcinoma lung cancer)
http://nguyentuankhoi.blogspot.com/2015/04/buoc-tien-moi-cua-nivolumab-opdivo.html#moreNỮ GIÁO SƯ VIỆT NAM TẠI ASCO 2015
ASCO là một hội thảo ung thư ở Mỹ được tổ chức hàng năm nhằm mục đích trình bày những nghiên cứu, phát hiện mới trong lãnh vực ung thư. Một BS Việt Nam đã trình bày tại một phiên chính thức tại ASCO 2015, một hiện tượng lạ.
Ngày hôm qua xem danh sách trình bày tôi thấy một cái tên rất đáng chú ý, nhìn thấy tên này là tôi đoán chắc là Việt Nam, không nước nào trên thế giới lại có người tên như thế này cả:
Pr Le Thi Dung (Baltimor).
PD-1 blockade in tumor with missmatch repair defeciency
Nội dung nghiên cứu này là đã tìm ra một bất thường trong bộ gien của tế bào ung thư cho phép tiên đoán đáp ứng của thuốc pembrolizumab (thuốc ức chế PD-1) trong điều trị một số loại ung thư như đại tràng, phổi.
Ngày hôm qua xem danh sách trình bày tôi thấy một cái tên rất đáng chú ý, nhìn thấy tên này là tôi đoán chắc là Việt Nam, không nước nào trên thế giới lại có người tên như thế này cả:
Pr Le Thi Dung (Baltimor).
PD-1 blockade in tumor with missmatch repair defeciency
Nội dung nghiên cứu này là đã tìm ra một bất thường trong bộ gien của tế bào ung thư cho phép tiên đoán đáp ứng của thuốc pembrolizumab (thuốc ức chế PD-1) trong điều trị một số loại ung thư như đại tràng, phổi.
Monday, May 25, 2015
KẾT QUẢ VƯỢT TRỘI CỦA MPDL3280A SO VỚI DOCETAXEL SẼ ĐƯỢC TRÌNH BÀY TUẦN TỚI TẠI ASCO 2015
Saturday, May 23, 2015
NHỮNG THAY ĐỔI GẦN ĐÂY TRONG ĐIỀU TRỊ UNG THƯ BUỒNG TRỨNG - Kỳ 1: Kết hợp hóa trị và chống sinh mạch
Cuộc họp của Hội Ung Thư Phụ Khoa Quốc Tế lần thứ 15 diễn ra tại Úc vào ngày 8/11/2014 với một số thông tin mới.
Về ung thư buồng trứng, một trong những "điểm nhấn" là vai trò của thuốc chống sinh mạch và thuốc kháng PARP trong điều trị ung thư buồng trứng kháng hoá trị tiếp tục được nghiên cứu.
Vấn đề thuốc ức chế PARP có liên quan đến BRCA rất phức tạp, khó hiểu, sẽ được bàn đến sau. Vấn đế thuốc chống sinh mạch đã được đề cập từ trước 2010 và nay nổi trội hơn với nhiều nghiên cứu. Để hiểu rõ các nghiên cứu này ta quay về với những khái niệm cơ bản.\
Monday, May 18, 2015
HOA KỲ BÁC BỎ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CỦA Ý !
Tranh luận y khoa
Ung thư phổi không tế bào nhỏ sau hoá trị thất bại (không đáp ứng hoặc có đáp ứng một thời gian rồi tiến triển), các guidelines cho phép dùng bước hai EGFR TKI mà không thử đột biến. Điều này làm các bác sĩ lo lắng: "nếu như gặp phải những trường hợp đb EGFR - thì sao ?".Từ năm 2011 các tác giả Ý đã có câu trả lời qua nghiên cứu TAILOR là: " Trong điều trị bước 2, cáC bệnh nhân có EGFR (-) thì docetaxel hơn hẳn erlotinib".
Nghiên cứu này lập tức bị các tác giả Mỹ chỉ trích qua ASCO 2012.
Ung thư phổi không tế bào nhỏ sau hoá trị thất bại (không đáp ứng hoặc có đáp ứng một thời gian rồi tiến triển), các guidelines cho phép dùng bước hai EGFR TKI mà không thử đột biến. Điều này làm các bác sĩ lo lắng: "nếu như gặp phải những trường hợp đb EGFR - thì sao ?".Từ năm 2011 các tác giả Ý đã có câu trả lời qua nghiên cứu TAILOR là: " Trong điều trị bước 2, cáC bệnh nhân có EGFR (-) thì docetaxel hơn hẳn erlotinib".
Nghiên cứu này lập tức bị các tác giả Mỹ chỉ trích qua ASCO 2012.
Friday, May 15, 2015
PHẪU THUẬT ĐỂ NGĂN NGỪA UNG THƯ
PHẪU THUẬT ĐỂ NGĂN NGỪA UNG
THƯ
BS Nguyễn Tuấn Khôi - Bút danh BS Nguyên Duy. (Báo Thuốc và Sức Khoẻ 15/5/2015)
Năm
2013 Angelina Jolie, ngôi sao điện ảnh nổi tiếng thế giới đã quyết định nhập viện
để cắt bỏ hoàn toàn hai tuyến vú của mình để ngăn ngừa ung thư vú. Tháng 3 năm
nay trên tờ The New York Times cô cho hay là đã vừa được phẫu thuật cắt bỏ hai
buồng trứng và ống dẫn trứng để ngừa bệnh ung thư buồng trứng. Hai quyết định
nói trên làm xôn xao dư luận của những người có quan tâm đến điện ảnh thế giới.
Nhiều người cho rằng đó là quyết định điên rồ, dại dột. Có đúng như vậy không ?
Wednesday, May 13, 2015
PHẪU THUẬT ĐỂ NGĂN NGỪA UNG THƯ
PHẪU THUẬT ĐỂ NGĂN NGỪA UNG
THƯ
BS Nguyễn Tuấn Khôi - Bút danh BS Nguyên Duy. (Báo Thuốc và Sức Khoẻ 15/5/2015)
Năm
2013 Angelina Jolie, ngôi sao điện ảnh nổi tiếng thế giới đã quyết định nhập viện
để cắt bỏ hoàn toàn hai tuyến vú của mình để ngăn ngừa ung thư vú. Tháng 3 năm
nay trên tờ The New York Times cô cho hay là đã vừa được phẫu thuật cắt bỏ hai
buồng trứng và ống dẫn trứng để ngừa bệnh ung thư buồng trứng. Hai quyết định
nói trên làm xôn xao dư luận của những người có quan tâm đến điện ảnh thế giới.
Nhiều người cho rằng đó là quyết định điên rồ, dại dột. Có đúng như vậy không ?
Báo sẽ ra vào thứ 6 tuần này. Xin mua để đọc!
HẠT GIÁP CÓ ĐÁNG SỢ ?
Wednesday, May 6, 2015
KEYNOTE-001 TẠI HỘI NGHỊ AACR 2015, MỘT THÀNH TÍCH KHẢ QUAN BƯỚC ĐẦU CỦA PEMBROLIZUMAB (KEYTRUDA)
Pembrolizumab (Keytruda), thuốc ức chế PD-1 của Merk, đã đạt tỉ lệ đáp ứng (ORR) là 45,2% ở bệnh nhân ung thư phổi không tế bào nhỏ có PD-L1 dương tính mạnh.
Thursday, April 30, 2015
CHẤT HÓA HỌC TRONG MÔI TRƯỜNG SỐNG VÀ BỆNH UNG THƯ
(Bài đăng của BS Nguyễn Tuấn Khôi trên Báo Thuốc và Sức Khỏe 1/5/2015, bút danh BS Nguyên Duy)
Môi trường
sống của chúng ta có rất nhiều chất hóa học tiềm ẩn nguy cơ gây ung thư. Những
chất đó là gì? Gây ra những loại ung thư gì? Làm sao để né tránh chúng?
Chất hóa
học trong môi trường có thể làm hư hại DNA của tế bào bình thường biến tế bào
bình thường thành tế bào ung thư. Bài này chỉ đề cập đến các chất phổ biến nhất
trong số rất nhiều chất.
Sunday, April 19, 2015
BƯỚC TIẾN MỚI CỦA NIVOLUMAB (OPDIVO) TRONG ĐIỀU TRỊ UNG THƯ PHỔI (Opdivo - nivolumab - and nonsquamous carcinoma lung cancer)
Hãng dược phẩm BMS vừa cho hay là thuốc Opdivo (nivolumab) đã chứng tỏ hơn docetaxel trong điều trị ung thư phổi không tế bào gai bước 2 về mặt sống còn chung (OS).
Saturday, April 11, 2015
Thursday, March 26, 2015
Saturday, March 14, 2015
TRỊ UNG THƯ BẰNG TẾ BÀO GỐC ?
(bài tôi trả lời trên Báo Thuốc và Sức Khỏe 15 tháng 3 năm 2015, lấy bút danh BS Nguyên Duy)
Monday, March 9, 2015
NGHIÊN CỨU IMPRESS, CẦN MỘT KẾT LUẬN KHÁC ĐỂ TRÁNH HIỂU LẦM
(Tranh luận Y Khoa)
Bệnh nhân ung thư phổi không tế bào nhỏ đb EGFR (+), điều trị điều trị thành công với EGFR TKI nhưng chỉ được một thời gian rồi bệnh tiến triển. Thái độ thường thấy và có vẻ hợp lý của các bác sĩ chúng ta là là:
- Bỏ loại EGFR TKI đó rồi: hóa trị ? thay EGFR TKI khác ?
Tuy nhiên tất cả các guideline lại khuyên chúng ta điều ngược lại và có vẻ vô lý là: vẫn giữ lại EGFR TKI cũ, thêm hóa trị hay không là tùy từng trường hợp. Tại sao ?
Bệnh nhân ung thư phổi không tế bào nhỏ đb EGFR (+), điều trị điều trị thành công với EGFR TKI nhưng chỉ được một thời gian rồi bệnh tiến triển. Thái độ thường thấy và có vẻ hợp lý của các bác sĩ chúng ta là là:
- Bỏ loại EGFR TKI đó rồi: hóa trị ? thay EGFR TKI khác ?
Tuy nhiên tất cả các guideline lại khuyên chúng ta điều ngược lại và có vẻ vô lý là: vẫn giữ lại EGFR TKI cũ, thêm hóa trị hay không là tùy từng trường hợp. Tại sao ?
Saturday, March 7, 2015
FDA PHÊ CHUẨN NIVOLUMAB ĐỂ ĐIỀU TRỊ UNG THƯ PHỔI
Sunday, March 1, 2015
Kháng thuốc nhóm platin trong ung thư buồng trứng (Platinum Resistance in Ovarian Cancer)
1. Kháng thuốc platin là gì ?
Điều trị chuẩn cho ung thư buồng trứng cho mọi giai đoạn là phẫu thuật giảm tổng khối bướu tối đa rối hóa trị sau mổ, phác đồ chuẩn là thuôc platin và taxane. Đáp ứng điều trị thường cao, 70-80% nhưng thường chỉ được 2 năm rối tái phát, nguyên nhân tái phát là kháng thuốc. Nhóm phụ khoa ung thư - áp dụng qui định kháng thuốc theo như hình dưới đây.
Saturday, February 14, 2015
CHỐNG SINH MẠCH ĐỂ ĐIỀU TRỊ UNG THƯ
Tìm hiểu ung thư
(Bài đã đăng báo thuốc và sức khỏe số Xuân 2015 bút danh BS Nguyên Duy)
(Bài đã đăng báo thuốc và sức khỏe số Xuân 2015 bút danh BS Nguyên Duy)
Khi một khối u ác tính (ung thư)
hình thành thì xung quanh nó sẽ sinh ra một mạng lưới mạch máu dày đặc. Mạch
máu này nuôi dưỡng khối u và đem tế bào ung thư đi khắp cơ thể (di căn). Loại
thuốc có thể chống lại sự hình thành mạch máu quanh khối u từ đó làm cho khối u
ngừng phát triển, nhỏ đi và giảm bớt nguy cơ di căn, loại thuốc này gọi là thuốc
chống sinh mạch (angiogenesis inhibitor).
Wednesday, January 28, 2015
UNG THƯ BUỒNG TRỨNG THẤT BẠI VỚI NHIỀU BƯỚC HÓA TRỊ, ĐIỀU TRỊ RA SAO ? Lynparza (olaparib) and ovarian cancer.
Cuối năm qua FDA đã phê chuẩn cho thuốc olaparib, thuốc ức chế PARP có tên thương mại là Lyparza để điều trị ung thư buồng trứng thất bại với ít nhất là 3 phác đồ hóa trị. Bệnh nhân phải được chứng minh là có BRCA (+) và vì vậy kéo theo bộ xét nghiệm BRCAnalysis CDx của hãng Myriard Genetics cũng được phê chuẩn luôn.
Tuesday, January 27, 2015
Tuesday, January 20, 2015
KẾT HỢP THUỐC CHỐNG SINH MẠCH VÀ EGFR TKI
Chuyên gia hội luận
Cuộc hội luận của 5 bác sĩ hàng đầu của châu Á, Châu Âu bàn về sự kết hợp của thuốc nhắm vào EGFR và VGFR vừa diễn ra vào ngày 15/10/2014 qua webcam, dẫn chương trình là BS Tony Mok thuộc Chinese University of Hongkong.Thursday, January 8, 2015
ĐIỀU TRỊ TỐI ƯU UNG THƯ VÚ DI CĂN XA CÓ HER2 (-)
Cuộc hội luận diễn ra vào cuối tháng 11/2014 của các chuyên gia về ung thư vú với chủ đề làm sao tăng hiệu quả hóa trị cho các bệnh nhân ung thư vú giai đoạn di căn có HER2(-) ?
Các thông tin quý giá mà ta có thể thu được từ hội luận này là:
1. Bổ xung Avastin vào các phác đồ hóa trị sẽ làm tăng ORR và DFS
Các thông tin quý giá mà ta có thể thu được từ hội luận này là:
1. Bổ xung Avastin vào các phác đồ hóa trị sẽ làm tăng ORR và DFS
Friday, January 2, 2015
EGFR NHIỀU ĐIỀU CHÚNG TA CHƯA BIẾT
Theo dõi thời sự về ung thư, thỉnh thoảng chúng ta sẽ thấy có một buổi họp mặt các chuyên gia "thượng thặng" bàn về các vấn đề quan trọng trong thời gian vừa qua, gọi là "panel discussion" (chuyên gia hội luận). Cách đây 4 ngày đã có cuộc hội luận gồm 4 chuyên gia về ung thư phổi bàn về EGFR và đã có nhiều kiến thưc mà chắc hẳn nhiều người chưa biết tới.
Subscribe to:
Posts (Atom)